CÔNG
ĐIỆN KHẨN CỦA UBND HUYỆN VỀ CƠN BÃO SỐ 8
Số: 02/CĐ-UBND hồi 16h00’
ngày 17 tháng 9 năm 2013
CHỦ
TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN DUY XUYÊN ĐIỆN:
- Thủ
trưởng các cơ quan, ban ngành trên địa bàn huyện;
- Ban
Chỉ huy PCLB-GNTT huyện;
- Chủ
tịch UBND các xã – thị trấn;
Theo thông tin của Trung tâm Khí
tượng Thủy văn, Hồi 07 giờ ngày 18/09, vị trí
tâm bão ở vào khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo
Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km
một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Dự
báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được
khoảng 10 km. Đến 07 giờ ngày 19/09, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,9 độ Vĩ
Bắc; 108,5 độ kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh Trung Trung Bộ. Sức gió
mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật
cấp 9, cấp 10.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di
chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, đi vào đất liền
các tỉnh Trung Trung bộ và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây khu vực Bắc
và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), có gió mạnh cấp 6,
cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Vùng
biển ngoài khơi các tỉnh Quảng Bình đến Bình Định gió sẽ mạnh dần lên cấp 6,
cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Ven
biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi từ đêm 18/9 gió mạnh dần lên cấp 6,
cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9 và cần đề phòng nước biển dâng
từ 1,5 đến 2m. Ở các tỉnh từ Nghệ An đến Khánh Hòa và Tây Nguyên có mưa vừa đến
mưa to; riêng các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai và Đắc Lắc
có mưa to đến rất to, có có khả năng xảy ra lũ.
Để chủ động đối phó
với tình hình bão, lũ đang diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên
yêu cầu:
1. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với
đồn Biên phòng Cửa Đại và UBND các xã ven biển thông báo cho tàu thuyền trên
biển biết diễn biến, vị trí, hướng di chuyển của bão để phòng, tránh. Thống kê,
kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, tàu thuyền đã vào nơi neo đậu an
toàn, báo cáo về UBND huyện và Ban Chỉ huy PCLB-GNTT huyện.
2. UBND các xã – thị trấn, các ngành liên quan theo dõi
chặt chẽ diễn biến của bão và mưa lũ, kiểm tra, rà soát các khu dân cư ở những
vùng trũng thấp, ven sông suối, vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất,
nhà yếu, nhà trũng thấp để chủ động tổ chức sơ tán dân đến nơi an toàn. Thông
báo cho nhân dân chủ động chằng chống nhà cửa. Chuẩn bị dự trữ lương thực và
nhu yếu phẩm đễ sẵn sàng ứng phó với tình huống mưa lũ lớn xảy ra.
3. Thường trực Ban Chỉ huy PCLB-GNTT huyện phối hợp với Chi
nhánh Thủy lợi Duy Xuyên và các xã – thị trấn tăng cường công tác kiểm tra các
hồ chưa nước, chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng đối phó
với tình huống xấu có thể xảy ra. Đặc biệt lưu ý các công trình đang thi công
như hồ Thạch Bàn, ...
4. Đối với các công
trình XDCB đang thi công dở dang, nhất là các hồ chứa nước đang sửa chữa, nâng
cấp, các chủ đầu tư và đơn vị thi công khẩn trương triển khai ngay các biện
pháp đảm bảo an toàn công trình khi xảy ra mưa, lũ.
5. Phòng Kinh tế và Hạ tầng phối hợp với các địa phương
kiểm tra chặt chẽ phương tiện đi lại trên sông, nước, nghiêm cấm các đò ngang,
đò dọc không đảm bảo an toàn đi lại trên các sông, hồ chứa nước.
6. Phòng Giáo dục và Đào tạo và các địa phương tùy tình
hình mưa lũ, nếu xét thấy nguy hiểm, chủ động thông báo cho học sinh được nghỉ
học.
7. Thường trực Ban Chỉ huy PCLB-TKCN, Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị, địa phương khẩn trương kiểm tra, đôn đốc công tác ứng phó với
bão, lũ tại đơn vị, địa bàn mình. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 (kể cả ngày
nghỉ cuối tuần) để chỉ đạo đối phó với bão lụt và thường xuyên báo cáo về UBND
huyện và Ban Chỉ huy PCLB-GNTT.
Nơi nhận:
-
UBND tỉnh;
-
Như trên;
- TTTV HU,
- TTHĐND- UBND-UBMTTQVN huyện;
- CPCV VP;
- Lưu: VT, H (70b) |
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(đã ký)
Phan Xuân Cảnh |