A+ A A-

Tiêu diệt cây Mai dương trách nhiệm không của riêng ai

   Diệt trừ cây mai dương

   Hiện nay, trên địa bàn huyện, cây Mai Dương phát triển khắp mọi nơi, gây hại rất lớn về sản xuất nông nghiệp, xâm hại đến môi trường sống của sinh vật khác, cản trở giao thông đi lại và xâm hại công trình hạ tầng, đặc biệt là giao thông. Để ngăn chặn sự phát triển của cây Mai Dương, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường sống, mới đây UBND huyện Duy Xuyên đã ban hành kế hoạch điều tra, khảo sát và diệt trừ cây Mai Dương.

    Cây Mai Dương là một loài cây bụi, nhiều gai nhọn, nguồn gốc từ Trung Mỹ, có tên khoa học là Mimosa pigra. Cây Mai Dương hiện được xem là một trong những loài cỏ dại nguy hiểm đối với các vùng đất ngập nước nhiệt đới, được xếp vào danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai nguy hiểm nhất.

   Cây Mai dương mọc rất tốt trong điều kiện đất phù sa ngập lũ. Hàng năm cây tạo ra một lượng hạt rất lớn. Hạt được bao bọc bởi một lớp áo có nhiều lông, giúp chúng nổi trên mặt nước, do hạt nhẹ có lông nên thuận lợi di chuyển nhờ gió ở những vùng đất cát và dễ dàng di chuyển theo nước lũ và mạng lưới sông, kênh đào lan tràn khắp nơi. Hạt Mai Dương có thể tồn tại trong đất ẩm đến 7 năm (trong đất cát khô có thể đến 23 năm) mà vẫn còn khả năng nẩy mầm. Lượng hạt tích trữ trong đất lớn, cộng với khả năng sống lâu dài của hạt trong đất làm cho cây Mai Dương có khả năng tái xâm chiếm rất cao. Cây có khả năng mọc tược non rất nhanh sau khi bị chặt hạ. Bản thân cây Mai Dương trưởng thành khó bị đốt cháy, khu vực bi cây Mai Dương xâm lấn thường có rất ít cây cỏ khác mọc chung, do đó việc dùng lửa như là biện pháp duy nhất để kiểm soát cây Mai dương thường không có hiệu quả.

   Đáng lo ngại nhất là cây Mai Dương phát triển đến đâu thì gần như những cây cỏ bản địa phải nhường chỗ cho chúng đến đó, dẫn đến việc giảm thiểu nghiêm trọng các loài động vật bản địa như các loài chim, thú. Ở huyện Duy Xuyên cây Mai Dương đang phát triển mạnh ở khắp nơi, ven sông, bờ vùng, đồi núi, bãi cát và ven các tuyến đường giao thông.

   Hiểm họa từ cây mai dương

Hạt cây Mai Dương có thể giữ sức nẩy mầm trên 20 năm

    Cây Mai Dương hiện cũng là một loài cỏ dại nguy hiểm trên các vùng đất nông nghiệp, xâm chiếm nhiều vùng thuộc các xã trên địa bàn tỉnh ta, đặc biệt là những khu vực ven sông ngòi, kênh rạch, bờ ruộng lúa, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt sản xuất của người dân. Cây Mai Dương mọc dày đặc trên các bờ ruộng, đường giao thông khiến việc đi lại và sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương gặp nhiều khó khăn. Các khu vực cây Mai Dương mọc ven sông suối làm cản trở việc đánh bắt thủy sản. Đối tượng bị ảnh hưởng thường là các hộ dân nghèo phải thường xuyên lệ thuộc vào lượng tôm cá bắt được trong kênh rạch phục vụ cho bửa ăn hàng ngày.

 

   Nhận thức được mức độ nghiêm trọng của sự xâm lấn của cây Mai Dương, nên UBND huyện Duy Xuyên vừa ban hành kế hoạch điều tra, khảo sát, tổ chức diệt cây Mai Dương. Theo đó, việc diệt cây Mai Dương phải huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp các ngành tham gia chỉ đạo quyết liệt, tập trung đồng bộ để diệt trừ sự phát triển và xâm lấn của cây Mai Dương, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong quá trình sản xuất.

   Cần phải phối hợp nhiều biện pháp kỹ thuật trên vùng đất canh tác một kế hoạch tổng hợp để tác động đến các giai đoạn tăng trưởng khác nhau của cây Mai Dương. Ngoài ra cũng cần coi trọng các biện pháp phòng ngừa, giám sát và can thiệp sớm của cộng đồng. Đây là các hoạt động ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả rất cao. Huy động sự tham gia của công đồng dân cư sống trong vùng có cây Mai Dương chủ động trong việc phòng trừ sự xâm lấn của cây Mai Dương trên vùng đất nông nghiệp xung quanh là hết sức cấp bách.

   Từ nay đến ngày 20/1/2016, các xã, thị trấn giao trách nhiệm cho cán bộ địa chính xây dựng và các cán bộ phụ trách môi trường phối hợp với ban thôn, khối phố, khảo sát thực địa, bấm tọa độ, đánh dấu, mô tả và thống kê diện tích có cây Mai Dương ở đị bàn xã, thị trấn. Sau  đó, các xã, thị trấn tiến hành vẽ sơ đồ, nêu tên địa danh cụ thể, lập dự toán, dự kiến giao trách nhiệm phân công cho các tổ chức, đoàn thể chịu trách nhiệm theo khu vực, vùng diện tích được phân công phụ trách.- Phát tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ thực hiện những công trình, phần việc thanh niên cụ thể tham gia diệt trừ sinh vật ngoại lai vàxây dựng nông thôn mới.

   Các ngành, các cấp, các tổ chức và các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền,nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi và nhân dân về tác hại của cây Mai Dương nhằm ngăn ngừa, kiểm soát và diệt trừ cây Mai Dương, từ đó hình thành ý thức diệt trừ cây Mai Dương từ khi chúng mới bắt đầu mọc, không để cây phát triển và lây lan.

   Các đơn vị, địa phương tổ chức ra quân diệt cây Mai Dương xâm lấn phát triển mạnh dọc tuyến quốc lộ 1A, các tuyến đường liên huyện, liên xã, các vùng canh tác đất nong nghiệp, bờ sông, kênh mương, xung quanh các trường hợp bằng các biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người và môi trường, tránh lây lan phát triển rộng. Việc diệt cây Mai Dương phải tổ chức thường xuyên để ngày càng hạn chế sự lây lan ảnh hưởng đến sản xuất.

Hoàng Thơ

 

 

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19799741
Hôm nay
Hôm qua
3862
10160