Theo nhận định của hầu hết
bà con sống ở ven sông Thu Bồn, trong số các nguyên nhân gây nên tình trạng sạt
lở đất bờ sông dữ dội trong những năm gần đây, gây mất đất sản xuất, xói trôi
các công tình xây dựng, sập ngã trôi nhà cửa có nguyên nhân do nạn khai thác cát sạn bừa bãi, trái phép gây nên.
Tình trạng xói lở đất ven
sông phía Nam sông nhánh sông Thu Bồn
thuộc địa bàn huyện Duy Xuyên mỗi năm một dữ dội hơn. Có “mục sở thị” hàng chục
cây số bờ sông suốt từ xã Duy Hải, Duy Vinh đến tận xã cực Tây huyện Duy Xuyên
với nhiều nơi bờ sông dựng đứng, với những vệt đất đổ dài, dấu tích những lần
đất sạt lở xuống sông, mới thực sự cảm thông với nổi thất thần, lo sợ của hàng
trăm hộ dân bỏ nhà, bỏ tài sản chạy thoát thân trước sự giận giử của thuỷ thần
trong những mùa bão lụt vừa qua. Và chưa dừng lại ở đây, năm nay mới bắt đầu vào mùa mưa, nhưng nhiều
nơi đất đã đổ ầm ầm xuống sông, nên mỗi khi có thông tin áp thấp nhiệt đới hay
bão lũ được loan báo trên phương tiên thông tin đại chúng càng khiến cho người
dân nhiều lo lắng.
Một trong những nguyên nhân
chính dẫn đến tình trạng trên chính là việc quản lý lỏng lẻo từ phía cơ quan
chức quan khiến việc khai thác cát, sỏi trên sông diễn ra ồ ạt. Những thuyền
chở đầy cát, sạn vẫn chạy ngang nhiên giữa ban ngày hoặc neo đậu gần bờ, cát
được tời lên đổ vào hàng đàn xe tải bằng các băng chuyền gắn động cơ, để cung
cấp cho các công trình xây dựng ở khắp nơi trong và ngoài đại phương, nhất là
một số công trình trọng điểm quốc gia. Ước tính mỗi ngày người ta lấy đi không
thương tiếc từ lòng sông hàng ngàn mét khối cát, sạn. Và hậu quả tất yếu là làm
cho dòng sông nổi giận, gây nên tình trạng sạt lở mất đất sản xuất, mất nhà cửa
của nhân dân ngày càng khốc liệt hơn.
Tình trạng khai thác cát,
sạn trái phép trên sông Thu Bồn diễn ra liên tục từ nhiều năm nay, cơ quan
chuyên môn của huyện, chính quyền các xã đều biết, nhưng “lực bất tòng tâm”.
Nguyên nhân được lãnh đạo ngành chức năng đưa ra lúc nào cũng là lực lượng
mỏng, phương tiện ghe thuyền thiếu, dù có tập trung huy động lực lượng tham gia
đẩy, đuổi, nhưng rất khó khăn. Trong khi hầu hết những người khai thác cát, sạn
trái phép đều quen nghề sông nước, và thường hoạt động vào đêm tối. Khi thuyền
cập bờ chuyển cát, sạn đến các bãi chứa lại có đủ giấy tờ cấp phép khai thác
của địa phương khác xuất trình, nên chính quyền cấp xã phải chào thua.
Để hạn chế tình trạng nầy,
bảo vệ bình yên bờ sông nên chăng ngành chức năng, cơ quan có thẩm quyền của
tỉnh có sự phối hợp đồng bộ tăng cường tuyên truyền pháp luật, đào tạo nghề, tạo
điều kiện thuận lợi cho những hộ chuyên làm nghề hút cát sạn chuyển đổi nghề
nghiệp đảm bảo cuộc sống, không tái phạm việc khai thác khoáng sản trái phép
trên sông./.
Phi Thành.