A+ A A-

Tập trung đối phó bệnh sốt xuất huyết

       Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết (SXH) có khả năng bùng phát mạnh trên địa bàn, ngành y tế cùng chính quyền các địa phương huyện Duy Xuyên đã và đang khẩn trương triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan diện rộng.

          Nguy cơ bùng phát mạnh

         Các y, bác sÄ© của Trung tâm Y tế Duy Xuyên thăm khám, điều trị cho bệnh nhân mắc SXH. Ảnh: HOÀI NHI

Các y, bác sĩ của Trung tâm Y tế Duy Xuyên thăm khám, điều trị cho bệnh nhân mắc SXH. Ảnh: HOÀI NHI       

        Thời gian gần đây, xã miền biển Duy Hải (Duy Xuyên) trở thành một trong những địa phương “nóng” về bệnh SXH. Ông Nguyễn Trường Chín - Phó Chủ tịch UBND xã Duy Hải cho biết, nguyên nhân chính là ý thức người dân còn hạn chế, ngủ có thói quen không bỏ mùng. Nhiều hộ trồng cây cảnh chứa nước tạo môi trường cho bọ gậy sinh sôi nhưng không chú trọng đến việc diệt trừ loài sinh vật này. Mặt khác, hiện nay tại các khu tái định cư, nhiều cống thoát nước thiếu nắp đậy nên rất thuận lợi cho lăng quăng sinh sôi, phát triển mạnh. Ông Chín nói: “Qua thống kê cho thấy, toàn xã có ít nhất 44 ca mắc bệnh SXH, tập trung nhiều ở 2 thôn Thuận Trì và Tây Sơn Đông”.

         Có mặt tại Khoa Truyền nhiễm thuộc Trung tâm Y tế Duy Xuyên vào cuối tuần qua, chúng tôi thấy khá nhiều người dân mắc bệnh SXH đang điều trị tại đây. Ông Trần Lục - cha của bệnh nhân Trần Trung Hiếu (13 tuổi, ở thôn An Trung, xã Duy Trung) cho biết, cách đây vài hôm, thấy con liên tục sốt nhẹ, ông mua thuốc cảm về cho uống. Thế nhưng, bệnh tình mỗi lúc một nặng nên ông  đưa con đến Trung tâm Y tế huyện khám, xét nghiệm máu. Sau đó, các bác sĩ chẩn đoán con ông mắc bệnh SXH. Ông Lục nói: “Qua 4 ngày nằm viện, nhờ các y bác sĩ tích cực chăm sóc, điều trị nên hiện tại sức khỏe của con tôi dần hồi phục”.

          Theo số liệu thống kê của Trung tâm Y tế Duy Xuyên, từ đầu năm đến nay đã có ít nhất 180 trường hợp mắc bệnh SXH tới cơ sở này điều trị, tập trung nhiều nhất ở các xã Duy Hải, Duy Trung, Duy Nghĩa, Duy Trinh. Tuy nhiên, số người bị mắc bệnh SXH ở Duy Xuyên chắc chắn sẽ cao hơn con số vừa nêu bởi có không ít trường hợp người bệnh điều trị tại nhà hoặc ở cơ sở y tế khác ngoài huyện. Điều đáng nói, trên địa bàn Duy Xuyên đã xuất hiện 8 ổ dịch SXH, riêng trong tháng 10.2018 có 3 ổ dịch ở các thôn Hồng Triều (xã Duy Nghĩa), Phú Đa 1 (xã Duy Thu), Phú Bông (xã Duy Trinh).

          Nỗ lực đối phó

          Ông Nguyễn Trường Chín - Phó Chủ tịch UBND xã Duy Hải cho biết, những ngày qua địa phương tập trung đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống SXH bằng nhiều hình thức nhằm trang bị cho người dân kiến thức và kỹ năng cơ bản về phòng chống bệnh. Cạnh đó, cán bộ trạm y tế xã trực tiếp xuống địa bàn thôn, xóm hướng dẫn người dân cách vệ sinh môi trường, phòng chống bệnh. Ngoài ra, xã Duy Hải cũng triển khai nhiều đợt phun hóa chất tại các khu dân cư, ổ dịch cũ, những nơi có nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

          Để ngăn chặn bệnh SXH có khả năng tiếp tục bùng phát mạnh, lực lượng chuyên trách phòng chống dịch thuộc Trung tâm Y tế Duy Xuyên đã tiến hành phun gần 20 lít hóa chất Hantox - 200 tại các ổ dịch và khu dân cư. Cạnh đó, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nhân lực, trang thiết bị, thuốc, dịch truyền… sẵn sàng thu dung, điều trị người bệnh khi có dịch xảy ra và hỗ trợ các cơ sở y tế tuyến dưới khi có yêu cầu. Đồng thời triển khai nhiều đợt giám sát các ổ dịch cũ, cấp phát 1.000 tờ rơi và treo nhiều pano, áp phích tuyên truyền để người dân hiểu về cách phòng chống bệnh trong cộng đồng khu dân cư. Ngoài ra, vận động nhân dân ra quân dọn vệ sinh môi trường, tiêu diệt lăng quăng, bọ gậy trong gia đình và ngoài môi trường sống nhằm loại trừ nguồn lây bệnh.Bác sĩ Lê Viết Tư - Trưởng khoa Truyền nhiễm của Trung tâm Y tế Duy Xuyên cho biết, hiện nay bệnh SXH chưa có vắc xin phòng ngừa cũng như thuốc đặc trị. Nguyên nhân dẫn đến bùng phát bệnh chủ yếu là vì thời tiết nắng - mưa xen lẫn, độ ẩm thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển mạnh. Mặt khác, người dân chưa thực sự quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe, thờ ơ trong khâu phòng bệnh, ý thức về giữ gìn vệ sinh môi trường ở một số nơi còn kém. Bác sĩ Tư nói: “Hiện nay, thời tiết khá thuận lợi để bệnh SXH bùng phát mạnh. Vì vậy, người dân cần nêu cao cảnh giác, tránh chủ quan, lơ là. Các gia đình cần phải thường xuyên phát quang cây cối, bụi rậm và đậy kín những dụng cụ chứa nước. Cạnh đó, thu dọn, chôn lấp các hộp, chai lọ, vỏ dừa, vỏ quả khô để tránh đọng nước mưa tạo điều kiện cho muỗi sinh sản. Cần lưu ý, khi đi ngủ phải thả mùng kể cả vào ban ngày. Ngoài ra, khi xuất hiện một số dấu hiệu của bệnh SXH như chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, ói ra máu… phải sớm đến các cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà”.

HOÀI NHI

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19808655
Hôm nay
Hôm qua
4028
8748