Chương trình đưa giáo
dục sản vào trường học được huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam triển khai thực
hiện từ năm 2004, qua 10 năm thực hiện chương trình đã gặt hái nhiều thành công, có sức lan tỏa mạnh mẽ và
tạo được một sự nhận thức rất lớn trong cộng đồng đặc biệt là thế hệ trẻ, góp
phần hữu hiệu trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa
của hệ thống di tích tại địa phương nói chung và Mỹ Sơn nói riêng.
Những ngày cuối năm
học, tình cờ chúng tôi có dịp tham dự một buổi sinh hoạt ngoại khóa trước khi
kết thúc năm học của Trường tiểu học số 1 Duy Nghĩa, một trong số các hoạt động
thu hút rất đông các em học sinh hào hứng tham gia là cuộc thi vẽ tranh về Mỹ
Sơn. Thật bất ngờ đối với học sinh xã Duy Nghĩa một địa phương vùng cát cách xa
Mỹ Sơn gần 50 Km, nhiều em học sinh chưa một lần đến với Mỹ Sơn nhưng cũng có
thể vẽ được những bức tranh về Mỹ Sơn với nhiều góc nhìn khác nhau. Nhiều em
còn thuyết trình về Mỹ Sơn giống như hướng dẫn viên Mỹ Sơn thực thụ.
Em
Nguyễn Thị Lệ Xuân - học sinh lớp 4A trường tiểu học số 1 Duy Nghĩa đang say
sưa với tác phẩm “Mỹ Sơn trong tim em” tâm sự :”Tuy ở xa Mỹ Sơn, chưa một lần được đến Mỹ Sơn nhưng qua sách vở học ở
trường, trường em cũng tổ chức các hoạt động thi vẽ tranh, thi tìm hiểu về Mỹ
Sơn, thi Rung chuông vàng, qua các hoạt động đó em được biết rất nhiều về Mỹ
Sơn, em cũng có thế truyền đạt lại cho bạn bè và người thân trong gia đình được
nữa.
Em
Lê Ly Na – học sinh lớp 4B TRường tiểu học Duy Nghĩa 1 đã nhiều lần được đến
với Mỹ Sơn để tham quan và thi vẽ tranh về Mỹ Sơn chia sẻ: Con được vinh dự 3 lần đến tham quan và vẽ tranh tại khu đền tháp Mỹ
Sơn. Mỗi lần đến đó đều cho con nhiều cảm xúc để vẽ những bức tranh đẹp. Qua
mỗi lần đó con cảm thấy Mỹ Sơn rất đẹp và cổ kính. Và khi đi về con đều muốn kể
cho bạn bè và gia đình con nghe về vẻ đẹp cổ kính của Mỹ Sơn.
Có thể nói, sức lan tỏa của chương trình giáo
dục di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn trong trường học ở huyện Duy Xuyên là rất
lớn. Nếu những năm đầu
thực hiện chương trình chỉ có một số ít trường trên địa bàn các xã gần khu di
tích như: Duy Phú, Duy Tân, Duy Thu, Duy Hòa tổ chức các hoạt động, hội thi
bằng cách đưa các em trực tiếp vào Mỹ Sơn để các em vừa tìm hiểu, nghiên cứu
thông qua các hoạt động do nhà trường tổ chức, thì trong 5 năm trở lại đây, hầu
hết các trường Tiểu học, THCS đều thường xuyên tổ chức các đoàn học sinh đến Mỹ
Sơn để tham quan, tìm hiểu, vẽ tranh, nặn tượng; nhờ các anh chị hướng dẫn viên
trong khu di tích hướng dẫn, các em hiểu sâu hơn các giá trị của khu di tích.
Trong 10 năm qua,
chương trình đã thực hiện giáo dục lồng ghép được 14.123 tiết học về di sản Mỹ
Sơn ở khối tiểu học và 8.530 tiết ở khối THCS; tổ chức 350 lần tuyên truyền tại
các trường học. Các trường tổ trên địa bàn huyện Duy Xuyên đã tổ chức hơn 200
chuyến tham quan để các em học sinh thăm quan, học tập tìm hiểu về Mỹ Sơn; 250
cuộc thi tìm hiểu về Mỹ Sơn; 255 lần thi vẽ tranh và 20 lần thi thực hành hướng
dẫn viên du lịch Mỹ Sơn cấp trường; 37 lần thi thuyết trình tiếng Anh và 39 lần
thi sáng tác thơ ca về Mỹ Sơn. Riêng trong năm học 2013-2014, đồng loạt các trường THCS đã kết hợp Phòng Văn hóa-
Thông tinDuy Xuyên tổ chức nói chuyện dưới cờ về các nội dung tìm hiểu, phát
huy, bảo vệ di sản văn hóa, lịch sử, cách mạng tại địa phương song song với
việc tìm hiểu giá trị toàn cầu của di sản văn hóa Mỹ Sơn. Nhờ vậy, rất nhiều
học sinh trong huyện đã có hiểu biết sâu sắc về Mỹ Sơn, nhiều em có thể hóa
thân trở thành những hướng dẫn viên rất chuyên nghiệp. Đặc biệt là các em học
sinh tại các trường khu tây huyện gần khu đền tháp Mỹ Sơn, các em có điều kiện
thường xuyên được đến trực tiếp tham quan tìm hiểu.
Em Võ
Hồng Nhung – học sinh lớp 9/3, trường THCS Phan Châu Trinh( Duy Châu) được xem
là một những hướng dẫn viên Mỹ Sơn nhí triển vọng bởi Nhung rất nhiều lần được
tham gia các hoạt động ngoại khóa và thi thực hành hướng dẫn viên tại Mỹ Sơn. “Em
tham gia Mỹ Sơn rất nhiều lần và em thấy các hoạt động này rất bổ ích, không
chỉ đối với học sinh chúng em mà còn đối với tất cả mọi người.Thông qua hoạt
động để biết thêm về Mỹ Sơn và các giá trị văn hóa của Việt Nam. Thông qua đó
chúng em được học tập, tạo được cảm giác vui vẻ thoải mái trong học tập. Bạn bè
em cũng rất háo hức khi em kể về chuyến đi Mỹ Sơn và những điều thú vị ở Mỹ Sơn
, bố mẹ em cũng rất tự hào…”. Em Võ Hồng Nhung cho biết.
Từ hai bộ tài liệu “Giáo dục về di sản văn hóa
Mỹ Sơn trong nhà trường” và “Thiết kế hoạt động dạy học, hoạt động tập thể
trong chương trình giáo dục về DSVH Mỹ Sơn” gồm 9 thiết kế bài giảng cho 9 khối
lớp từ lớp 1 đến lớp 9 và xen kẽ với một số thiết kế cho hoạt động tập thể về
chủ đề di sản, các trường trên địa bàn huyện đã không ngừng tìm tòi, sưu tầm
các tư liệu giáo dục về di sản, tìm ra những phương pháp sáng tạo, phù hợp để
nâng cao hiệu quả giảng dạy cụ thể qua mỗi giờ lên lớp. Bên cạnh những tiết
chuyên sâu về đề tài Mỹ Sơn, các trường còn tổ chức dạy lồng ghép với các môn
văn học, lịch sử, giáo dục công dân, và tổ chức các hoạt động ngoại khóa về Mỹ
Sơn thu hút rất đông học sinh tham gia, tạo hiệu quả rất cao. Trường THCS
Nguyễn Chí Thanh là một đơn vị khá thành công với các chương trình giáo dục di
sản thông qua các hoạt động ngoại khóa như thế. Trao đổi với chúng tôi thầy
giáo Phạm Phú Cường – Tổng phụ trách đội trường THCS Nguyễn Chí Thanh cho biết,
hoạt động ngoại khóa về Mỹ Sơn thu hút rất đông các me học sinh tham gia, chỉ
cần nghe thông báo của nhà trường về hoạt động ngoại khóa tại mỹ Sơn là các em
tình nguyện đang ký rất đông. Hiện nay tại trường cũng đã thành lập một đội
tuyên truyền di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, đội này phát huy rất hiệu quả vai
trò tuyên truyền đến các lớp và cộng đội nhờ vậy công tác giáo dục di sản tại
trường rất hiệu quả.
“Có thể nói rằng, qua
10 năm thực hiện chương trình giáo dục di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn trong
trường học tại huyện Duy Xuyên đã có những tín hiệu vui. Bước đầu đã làm thay
đổi một cách mạnh mẽ trong nhận thức của đội ngũ giáo viên và đông đảo học sinh
cũng như cộng đồng về giá trị của Di sản”. -Ông Lê Trung Thiêng – Phó Trưởng
phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Duy Xuyên khẳng định như vậy.
Những kết quả trong công tác giáo dục
di sản trong trường học tại duy Xuyên bước đầu đã góp phần đáng kể công tác bảo vệ, giữ
gìn và phát huy giá trị Di sản văn hóa Mỹ Sơn.
Tuyết Mai