A+ A A-

MỸ SƠN KHÓ THU HÚT ĐẦU TƯ

       Trong khi Hội An sôi động với rất nhiều dự án, thì ở Mỹ Sơn, câu chuyện lại theo chiều hướng ngược lại. Ngoại trừ các dự án bảo tồn trùng tu từ Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ, Mỹ Sơn hầu như chưa có doanh nghiệp nào “đụng đến”.

      Ngoài tham quan di sản Mỹ SÆ¡n, du khách không còn lá»±a chọn nào thêm bởi vẫn “trắng” tour tuyến kết nối với di sản. 
       Ngoài tham quan di sản Mỹ Sơn, du khách không còn lựa chọn nào thêm bởi vẫn “trắng” tour tuyến kết nối với di sản.
         Câu chuyện của Mỹ Sơn mang màu sắc khá trầm so với Đô thị cổ Hội An. Ông Phan Hộ - Giám đốc Ban Quản lý khu di sản văn hóa Mỹ Sơn cho biết, hầu hết hạng mục đầu tư tại Mỹ Sơn đều dành cho hoạt động bảo tồn, trùng tu, khảo cổ và trưng bày. “Mỹ Sơn trong quy hoạch có đến 1.158ha, trong đó, vùng lõi di sản là 32ha. Trong 19 năm qua, sau khi được UNESCO công nhận, di sản Mỹ Sơn đã tiếp nhận, hợp tác với các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước. Từ năm 2006 đến năm 2017, tổng kinh phí đầu tư cho bảo tồn hơn 70 tỷ đồng” - ông Hộ cho biết. Hàng ngày, một lượng khách quốc tế không nhỏ từ Hội An, Đà Nẵng, Huế và các nơi khác đổ về Mỹ Sơn, đưa doanh thu của khu di tích này vượt ngưỡng 50 tỷ đồng. “Trong khi đó khu vực giàu tiềm năng du lịch Mỹ Sơn - Thạch Bàn với phong cảnh thiên nhiên kỳ thú, thơ mộng vẫn còn hoang sơ, chưa được đưa vào tour tuyến tham quan cho du khách” - ông Hộ nói.
 
        Thật ra, từ năm 2002, Quy hoạch chi tiết Mỹ Sơn - Thạch Bàn huyện Duy Xuyên đã được UBND tỉnh phê duyệt, xác định đây là một trọng điểm du lịch của huyện. Trong đó, trục Mỹ Sơn - Thạch Bàn được xác định là điểm nhấn chính để tạo sự kết nối và lan tỏa cho toàn khu vực. Tuy nhiên, hơn 16 năm đã trôi qua, do nhiều nguyên nhân, nội dung trên đến nay vẫn chưa được triển khai thực hiện.

          Ở tầm quốc gia, Mỹ Sơn cũng đã từng kỳ vọng sẽ được đầu tư mạnh mẽ cả về bảo tồn lẫn phát triển du lịch, khi Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản Mỹ Sơn giai đoạn 2008 - 2020, với các định hướng bảo vệ nguyên vẹn hệ thống đền tháp hiện có, tiến hành tu bổ tôn tạo những di tích bị xuống cấp, bảo vệ bền vững diện tích rừng khu vực lõi và vành đai. Mặc dù quy hoạch này có nội dung liên kết vùng phát triển du lịch nhưng không đi sâu vào những biện pháp, giải pháp để triển khai thực hiện. Điều này khiến mọi nguồn lực đều tập trung cho công tác bảo tồn di sản, mà thiếu nguồn lực đầu tư khai thác tiềm năng du lịch văn hóa - sinh thái Mỹ Sơn - Thạch Bàn như định hướng.

          Theo ông Nguyễn Thanh Hồng - Giám đốc Sở VH-TT&DL, một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này là sự thiếu vắng các nhà đầu tư lớn có năng lực, hay nói cách khác là chưa thu hút được đầu tư. Cũng từng có một số dự án đầu tư vào khu vực Mỹ Sơn - Thạch Bàn, nhưng hầu hết đều nhỏ lẻ và nhanh chóng thất bại. “Nhưng trên hết, nguyên nhân chính, phải nói là do chúng ta chưa có sự đồng bộ trong quy hoạch. Sự không đồng bộ trong quy hoạch sẽ khiến cho nguồn lực đầu tư bị phân tán và những lúng túng không tránh khỏi của các bên” - ông Hồng nhìn nhận. Việc kết nối Mỹ Sơn và Thạch Bàn là một hướng đi đúng nhằm phát huy vai trò hạt nhân của Khu đền tháp Mỹ Sơn, khai thác lợi thế thiên nhiên hấp dẫn của vùng Thạch Bàn, tạo nên sự lan tỏa đến các khu vực chung quanh và liên kết với các vùng lân cận. Lấy Mỹ Sơn để hỗ trợ cho các điểm đến trong khu vực và đến lượt mình các điểm du lịch này cũng góp phần chia sẻ áp lực du khách ngày càng lớn đối với Mỹ Sơn. Từ đó, giúp cho huyện có sự phát triển bền vững hài hòa, giải quyết được mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, giữa di sản và du lịch” - Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Thanh Hồng.

          Những yếu tố trên đã khiến cho mọi nỗ lực phát triển du lịch bên ngoài di sản Mỹ Sơn thiếu hẳn một hành lang pháp lý quan trọng để có thể kết nối Mỹ Sơn với những điểm du lịch khác trong vùng. Theo ông Hồng, để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian đến, khi niên hạn Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Mỹ Sơn giai đoạn 2008 - 2020 do Chính phủ phê duyệt hết hiệu lực thực hiện, cần khẩn trương đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, trình Chính phủ cho phép mở rộng diện tích quy hoạch Khu di tích Mỹ Sơn hướng về phía hồ Thạch Bàn. Trên cơ sở đó, trình Chính phủ ban hành Quy hoạch về bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích Mỹ Sơn giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn sau năm 2030 (đã bao gồm cả vùng hồ Thạch Bàn) để tạo nên sự đồng bộ về mặt quy hoạch giữa Chính phủ và tỉnh, giữa Khu di tích Mỹ Sơn - Thạch Bàn và kinh tế - xã hội toàn huyện Duy Xuyên. Có như vậy, ngành văn hóa và huyện mới có đủ cơ sở và nguồn lực để tiến hành những đầu tư phát triển du lịch.

LÊ QUÂN – TÂM THƯ

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19845114
Hôm nay
Hôm qua
824
5907