A+ A A-

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2017

          Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội; phải công khai thực hiện ngân sách nhà nước; nâng hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi... là những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2017.

          Lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng 7,44%

          Nghị định 76/2017/NĐ-CP của Chính phủ điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng. Theo đó, có 8 đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp xã hội và trợ cấp hàng tháng được tăng thêm 7,44%. 

          Về kinh phí thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp xã hội và trợ cấp hàng tháng: Ngân sách nhà nước bảo đảm đối với các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 1/10/1995; hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/9QĐ-TTg ngày 4/8/2000, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 6/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ và các đối tượng quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 1 Nghị định này; hưởng lương hưu theo Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28/ 12/ 2006, Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 30/1/2011 và Nghị định số 23/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ.

          Quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm đối với các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 1/10/1995 trở đi, kể cả đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009, Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 và Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 của Chính phủ.

          Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/8 và các chế độ này được thực hiện kể từ ngày 1/7/2017.

          Thu nhập của Giám đốc công ty đại chúng phải được công bố thành mục riêng 

          Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8/2017 (thay thế Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/7/2012 của Bộ Tài chính).

          Theo đó, việc công bố thông tin thu nhập của Giám đốc (Tổng giám đốc) và người quản lý khác phải được thể hiện thành mục riêng trong Báo cáo tài chính hàng năm của công ty và phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên (Điều 31).

          Công ty đại chúng phải xây dựng và ban hành quy chế về công bố thông tin của công ty theo quy định tại Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn. 

          Công ty đại chúng phải có ít nhất một nhân viên công bố thông tin. Nhân viên công bố thông tin của công ty đại chúng có trách nhiệm: Công bố các thông tin của công ty với công chúng đầu tư theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; Công khai tên, số điện thoại làm việc để cổ đông liên hệ.

          Từ năm 2020, Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) của cùng 1 công ty đại chúng (hiện tại vẫn cho phép nếu được phê chuẩn hàng năm tại Đại hội đồng cổ đông thường niên).

          Chậm nhất 5 ngày phải công khai thực hiện ngân sách cả năm

          Từ 1/8 việc công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Thông tư 61/2017/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành.

          Theo đó, đối với đơn vị được ngân sách nhà nước hỗ trợ, thì báo cáo công khai dự toán ngân sách nhà nước phải được thực hiện chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày được tổ chức cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm hoặc bổ sung trong năm (nếu có).

          Báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hằng quý, 6 tháng phải được công khai chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc quý và 6 tháng.

Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước cả năm được công khai chậm nhất là 5 ngày làm việc, kể từ ngày đơn vị báo cáo tổ chức cấp trên trực tiếp.

          Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phải được công khai chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày được tổ chức cấp trên hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

          Nâng hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi lên 75 triệu đồng

          Quyết định 21/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm sẽ có hiệu lực từ ngày 5/8/2017. 

         Khách hàng giao dịch tại Hội sở Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank). Ảnh: Trần Việt/TTXVN

Khách hàng giao dịch tại Hội sở Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank). Ảnh: Trần Việt/TTXVN           

      Theo đó, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) được bảo hiểm của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được điều chỉnh tăng lên 75 triệu đồng (quy định hiện hành là 50 triệu đồng).

          Như vậy, nếu tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi hoặc phá sản thì người gửi tiền sẽ nhận được số tiền bảo hiểm tối đa là 75 triệu đồng.

          Trong trường hợp số tiền gửi vượt hạn mức trả tiền bảo hiểm, thì được thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật Bảo hiểm tiền gửi.

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19801172
Hôm nay
Hôm qua
5293
10160