A+ A A-

Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông từ việc phơi lúa và rơm rạ trên đường

            Hiện nay, đang vào thời điểm thu hoạch lúa, do thiếu sân phơi nên tình trạng nhiều người dân đã tận dụng lòng, lề đường để phơi lúa và rơm rạ. Đây là vấn đề tồn tại từ lâu và diễn ra thường xuyên vào dịp thu hoạch lúa, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

          Trên tất cả tuyến đường giao thông, từ đường tỉnh, đường huyện cho đến đường xã, ngay từ sáng sớm không ít đoạn đường nhiều hộ dân tự ý chiếm dụng lòng đường, lề đường để phơi thóc, rơm rạ. Không chỉ sử dụng đường giao thông làm sân phơi  mà người dân còn dùng gạch, đá, thân cây gỗ, vật cản để chắn ngang nơi phơi thóc. Việc làm này không chỉ thu hẹp khoảng cách các tuyến đường giao thông mà còn làm ảnh hưởng đến phương tiện đi lại, gây mất an toàn giao thông. Đặc biệt vào những giờ cao điểm đông phương tiện đi lại, thì nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông là rất lớn. Việc người dân phơi thóc, rơm rạ trên đường đã vi phạm hành lang an toàn giao thông, không chỉ nguy hiểm cho bản thân người dân mà còn ảnh hưởng đến việc đi lại, lưu thông trên đường.

            Phơi lúa, bảo quản nông sản là việc làm cần thiết của người nông dân, tuy nhiên mỗi người dân cần ý thức hơn, không vi phạm hành lang an toàn giao thông, không lấn chiếm lòng, lề đường làm sân phơi để tự bảo vệ chính mình cũng như bảo vệ người tham gia giao thông. Đồng thời, các địa phương tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tránh những tai nạn không mong muốn xảy ra. Các ngành chức năng, chính quyền địa phương cần sớm kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường để phơi nông sản, bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.

         Kết quả hình ảnh cho hình ảnh phơi nông sản trên đường giao thông

      Phơi nông sản trên đường giao thông, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông

      Không những tình trạng lấn chiếm lòng lề đường để phơi nông sản mà trên các tuyến đường, đặc biệt là tuyến ĐT 610 còn xảy ra tình trạng đổ vật liệu xây dựng tràn lan trên đường, gây mất an toàn giao thông và gây ô nhiễm môi trường.

        Theo khoản 3 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 qui định:" việc sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép” là hành vi bị cấm. Khoản 2 Điều 35 Luật này cũng quy định các hành vi sau đây sẽ bị cấm:

          Theo quy định vừa trích dẫn, hành vi lấn chiếm vỉa hè, lề đường, lòng đường để phơi thóc, rơm, rạ đã vi phạm pháp luật về an toàn giao thông. Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm và hậu quả gây ra, người vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 171 của Chính phủ, cá nhân, tổ chức có hành vi “phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ” có thể bị phạt tiền từ 100.000 đến 400.000 đồng.

          Trường hợp vi phạm mà gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội cản trở giao thông đường bộ” theo quy định tại Điều 203 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) với hình phạt là phạt tiền từ 5 triệu đến 30 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. Nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì khung hình phạt cao nhất có thể lên đến 10 năm tù.

          Ngoài ra, người có hành vi chiếm dụng lòng đường phơi nông sản gây tai nạn còn có trách nhiệm bồi thường dân sự những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho nạn nhân.

 

 

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19822455
Hôm nay
Hôm qua
5017
12811