A+ A A-

Vươn lên thoát nghèo

          Hỗ trợ vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tạo việc làm ổn định… là những hoạt động đầy ý nghĩa mà Hội Người mù huyện Duy Xuyên thực hiện, góp phần giúp đỡ hội viên vươn lên thoát nghèo.

          Năm 2015 trở về trước, gia đình chị Nguyễn Thị Thu ở thôn Kiệu Châu (xã Duy Sơn) là một trong những hộ nghèo lâu năm ở địa phương. Bởi cuộc sống gia đình chị dựa vào vài sào đất lúa và chăn nuôi heo, gà. Nhờ sự quan tâm giúp đỡ của Hội Người mù huyện Duy Xuyên, cách đây 2 năm chị Thu được vay 20 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi để mua 2 con bò nái sinh sản thả nuôi và tăng quy mô đàn gà lên 400 con. Lựa chọn con giống tốt, lại  chăm sóc và chú trọng khâu phòng dịch nên đến nay đàn bò đã phát triển lên 5 con. Ngoài ra, mỗi năm chị xuất bán 2 lứa gà thu về tổng cộng gần 90 triệu đồng. Không chỉ vậy, phát huy lợi thế đất gò đồi, vợ chồng chị Thu trồng 50 choái tiêu. Mỗi năm, chị thu hoạch khoảng 90kg hạt tiêu khô, bán 120 nghìn đồng/kg, thu được không dưới 10 triệu đồng. “Nhờ có đồng vốn vay từ Hội Người mù huyện Duy Xuyên mà gia đình tôi có điều kiện phát triển kinh tế hộ, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống. Vì vậy, năm 2017 gia đình tôi thoát khỏi danh sách hộ nghèo ở địa phương” - chị Thu chia sẻ.

          Không riêng gì chị Nguyễn Thị Thu, những năm qua nhờ sự tiếp sức của cấp trên, nhiều hội viên người mù ở Duy Xuyên có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội. Bà Trần Thị Lợi - cán bộ Hội Người mù huyện Duy Xuyên cho biết, xác định vay vốn giải quyết việc làm cho hội viên là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, 10 năm qua, từ nguồn vốn vay của Trung ương Hội Người mù Việt Nam, đơn vị đã lập 7 dự án với tổng số tiền hơn 660 triệu đồng cho 75 lượt hội viên vay. Qua kiểm tra, tất cả hội viên đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao. Điển hình như anh Hồ Bốn ở xã Duy Trung chăn nuôi khoảng 10 con bò nhốt chuồng, mỗi năm thu lãi 60 - 70 triệu đồng. Bà Lợi nói: “Thời gian qua, Hội Người mù huyện Duy Xuyên còn đẩy mạnh công tác dạy nghề cho hội viên như làm tăm tre, chổi đót, quạt, hương và xoa bóp tẩm quất. Tính đến nay, hội có 1 tổ sản xuất tăm tre với 10 lao động tham gia, mang lại doanh thu 116 triệu đồng/năm, 1 cơ sở xoa bóp bấm huyệt, doanh thu 192 triệu đồng/năm. Ngoài ra, một số hội viên mở cơ sở dịch vụ xoa bóp tại nhà như các chị Trần Thị Chúng ở xã Duy Trung, Nguyễn Thị Xí trú xã Duy Trinh… mang lại nguồn thu nhập đáng kể”.

          Nhờ thế, từ chỗ có số hội viên thuộc diện hộ nghèo chiếm tỷ lệ 26,3% (2007) đến cuối năm 2017, tỷ lệ đó giảm xuống còn 1,37%. Điều quan trọng là bản thân người mù tìm được niềm vui cho cuộc đời mình bằng những công việc làm thích hợp, cải thiện thu nhập để không còn trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

NHÃ PHƯƠNG - PHI THÀNH

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19833535
Hôm nay
Hôm qua
16097
12811