A+ A A-

Trôi cầu phao Đông Bình

alt
Nỗi lo về chiếc cầu phao Đông Bình, xã Duy Vinh sẽ bị “treo” trong mùa mưa bão năm nay đã trở thành hiện thực khi bị bão số 11 đánh hỏng.
 

Bão vào, chiếc cầu bị đánh gãy nhiều khúc và trôi dạt ven bờ sông Duy Vinh. Trước tình huống đó, chính quyền xã Duy Vinh hợp đồng với chiếc thuyền máy tư nhân để phục vụ việc đi lại của hơn 1.400 dân thôn Đông Bình. Song, vì chi phí xăng dầu cao, phải chờ đủ số lượng người, thuyền mới được xuất bến nên người dân thường bị trễ nải công việc, học hành. Ngồi chờ thuyền gần 1 giờ đồng hồ để được về nhà, anh Võ Đức Hùng (thôn Đông Bình) cho biết, hơn một tháng nay việc đợi chờ thuyền qua sông đã thành “lệ”. Anh nói: “Tôi đi làm công nhân theo ca, cầu hư nên chiều về là phải ngồi chờ như thế này, trong khi nhà thì bề bộn công việc sau lũ. Buổi sáng, người đi làm, học sinh đi học rất đông, phải chen chúc nhau mới lên được thuyền” - anh Hùng cho biết. Phí mỗi lần đi và về là 2.000 đồng, thêm xe máy là 4.000 đồng, riêng học sinh được đi miễn phí. Một điều đáng lo ngại, người dân và học sinh qua sông không ai mặc áo phao. Đang mùa nước nổi, thường xuất hiện sóng gió nguy hiểm nhưng trên thuyền cũng chỉ lèo tèo vài chiếc áo phao…

Đò Đông Bình hoạt động từ lúc 5 giờ sáng đến 19 giờ mỗi ngày, sau khoảng thời gian này, thôn Đông Bình bị cô lập hoàn toàn. Trước đây, người dân đã quá ngán ngẩm khi đi lại trên chiếc cầu phao xuống cấp. Nay, về đêm, nếu người dân có việc đột xuất hay đau ốm bất thường thì càng gặp khó khăn. “Dân thôn này nghèo nhất xã, người già thường xuyên ốm đau. Ghe thì không có, nửa đêm lỡ có sự cố gì chúng tôi cũng không biết xoay xở thế nào” - ông Đỗ Ngọc Long (53 tuổi, thôn Đông Bình) thở dài.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Công Nhanh - Chủ tịch UBND xã Duy Vinh cho biết, chiếc cầu phao do nhóm hộ Nguyễn Đình Tường, Lê Văn Mười và Nguyễn Lên (đều người cùng xã) trúng thầu, xây dựng năm 2003 và thu phí, đến tháng 4.2014 sẽ hết thời hạn hợp đồng. “Địa phương nhiều lần yêu cầu nhóm hộ này sửa chữa, nâng cấp cầu nhưng họ viện đủ lý do, khiến cầu bị bão đánh hỏng, việc đi lại của người dân thôn Đông Bình hiện rất khó khăn” - ông Nhanh nói. Về phương án xây dựng cầu, ông Nhanh cho biết khoảng cách đôi bờ sông này đến 300m, do đó sẽ vận động nhân dân đắp đập mỗi bên bờ sông là 100m, còn chừa lại khoảng 100m làm cầu, nhưng địa phương vẫn chưa biết sẽ làm cầu tre hay bằng bê tông. Ông Nhanh nói: “Cầu tre thì kinh phí ít hơn, làm nhanh nhưng lại không kiên cố. Còn xây cầu bằng bê tông thì kinh phí khoảng 1,5 tỷ đồng, ngoài khả năng của địa phương cũng như sức đóng góp của người dân trong thôn. Địa phương đang kiến nghị lên UBND huyện Duy Xuyên để xin hỗ trợ một phần cũng như đang khẩn trương vận động nhà hảo tâm, nếu đủ kinh phí sẽ làm cầu bê tông trong thời gian sớm nhất”.
                                                                                                                    Văn Hào( Báo Quảng Nam)

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19814873
Hôm nay
Hôm qua
10246
8748