A+ A A-

Tăng cường cơ hội và nâng cao vị thế cho người khuyết tật

         Sáng ngày 23/5, được sự tài trợ của dự án “Tăng cường cơ hội và nâng cao vị thế cho người khuyết tật”do cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ và Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng, Hội người Khuyết tật huyện Duy Xuyên phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam tổ chức lớp tập huấn về sức khỏe sinh sản cho gần 40 phụ nữ khuyết tật trên địa bàn huyện Duy Xuyên và 3 học viên của huyện Đại Lộc.Đây là lớp tập huấn đầu tiên tại tỉnh Quảng Nam được tổ chức tại huyện Duy Xuyên cho đối tượng người khuyết tật.

       

         

       Lớp tập huấn sức khỏe sinh sản cho người khuyết tật tại huyện Duy Xuyên diễn ra trong hai ngày 23 và 24/5/2019. Các học viên là phụ nữ khuyết tật sẽ được báo cáo viên  tập huấn, truyền đạt về các nội dung: Kiến thức về tình dục; Những hiểu sai về sức khỏe sinh sản-sức khỏe tình dục với người khuyết tật; các bệnh lây qua đường tình dục; thụ thai và mang thai, các biện pháp tránh thai; tình dục an toàn; làm mẹ an toàn. Cách nhận biết các dấu hiệu, phòng tránh và kỹ năng ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục. Để người nghe dễ hiểu, báo cáo viên đã dùng nhiều hình thức sinh động như  vẽ tranh, thảo luận nhóm, chơi trò chơi, bài tập nhóm nhằm giúp chị em khuyết tật chia sẻ một cách thoải mái, tự nói lên tâm tư nguyện vọng của mình cho người khác hiểu, đồng cảm vói mong muốn xã hội không nên phân biệt, kỳ thị với người khuyết tật.

        

 

          Chị Hà Thị Mộng Hải, 56 tuổi, quê ở tỉnh Quảng Ngãi, chị lấy chồng về thôn Hà Nhuận, xã Duy Phước chia sẻ: Người khuyết tật nói chung và chị em phụ nữ khuyết tật nói riêng chỉ khó khăn về vận động nhưng vẫn có các nhu cầu về sinh lý như người bình thường. Người khuyết tật cũng có nhu cầu tình dục và chăm sóc sức khỏe sinh sản và những nhu cầu chính đáng này của họ cần được đáp ứng. Thế nhưng bản thân chị đã bị ngay chính người thân gia đình gây trở lực trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình. Vượt qua rào cản, định kiến xã hội và áp lực gia đình, chị Hà Thị Mộng Hải vẫn mưu cầu hạnh phúc trong tình yêu, chiến thắng số phận. Chị không cam chịu và bỏ ngoài tai những định kiến xã hội, những câu châm chọc xoáy vào khiếm khuyết của cơ thể, chị đến với tình yêu chân thật của mình. Nhưng rồi cũng không chịu nỗi dị nghị của người đời và điều đau lòng nhất là gia đình không ai ủng hộ chị, cưới xong vợ chồng chị dẫn vào tỉnh Kon Tum sinh sống và sinh con. Chị sinh được cậu con trai kháu khỉnh và lúc con được 6 tuổi thì gia đình chị quyết định đưa con về quê sinh sống, ăn học mặc cho người đời nói ra nói vào. Hiện nay con trai chị đã học lớp 5, và năm nào cháu cũng đạt học sinh giỏi của lớp. Chị tìm công việc phù hợp với sức khỏe là sửa quần áo, chồng buôn bán nhỏ, cuộc sống cũng tạm ổn.

       Hoàn cảnh chị Phạm Thị Hải, 48 tuổi, trú xã Duy Hòa cũng tương tự. Khi sinh ra chị đã bị khuyết tật đôi chân. Vượt qua định kiến và rào cản xã hội, gia đình, chị đi tìm hạnh phúc riêng cho mình. Vợ chồng chị sinh 2 con gái, cháu lớn năm nay 12 tuổi, cháu nhỏ 10 tuổi.  Nhưng rồi số phận cũng không mỉm cười với chị. Hai con của chị đang tuổi ăn tuổi học, vợ chồng chị đều khuyết tật nên hạn chế về thu nhập, sống chủ yếu dựa vào người thân và sự trợ giúp của cộng đồng xã hội. Thế rồi việc gì đến sẽ đến, cộng với định kiến của gia đình ngay từ đầu ngăn cản chị lập gia đình, hạnh phúc của chị không trọn vẹn, chị chia tay người chồng và nhận nuôi một đứa con, bên chồng nuôi một cháu. Còn rất nhiều người khuyết tật có cuộc sống khó khăn tương tự như vậy mà chúng tôi không tiện kể ra hết. Nhưng qua đây cho thấy người khuyết tật là nhóm người chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Họ thường đối mặt với nhiều hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, giáo dục, việc làm, tình yêu, hôn nhân gia đình. Theo thống kê của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện, đến nay toàn huyện có khoảng 10 ngàn người khuyết tật, trong đó có 520 hội viên người khuyết tật. Tất cả người khuyết tật sống phụ thuộc vào nguồn trợ cấp từ gia đình hoặc xã hội thông qua Nhà nước hoặc cộng đồng. Ngành chức năng ở huyện và các địa phương đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 100% người khuyết tật, phục hồi chức năng và cấp dụng cụ chỉnh hình miễn phí; cung cấp phương tiện đi lại: xe lăn, xe đẩy, chân tay giả.

       Tuy nhiên, trên thực tế, nhu cầu tình dục và chăm sóc sức khỏe sinh sản nhất là phụ nữ khuyết tật thường gặp những rào cản. Những rào cản đó có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như sự quan tâm của cộng đồng chưa thỏa đáng hay là dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản chưa phù hợp với người khuyết tật, nhất là phụ nữ khuyết tật. Vì vậy, đợt tập huấn “Tăng cường cơ hội và nâng cao vị thế cho người khuyết tật” lần này, nhiều câu hỏi quan trọng có thể đặt ra, và cần có câu trả lời thỏa đáng từ các ngành chức năng về thực trạng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người khuyết tật, nhất là phụ nữ khuyết tật hiện nay như thế nào?. Họ gặp những khó khăn gì trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản?. Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho họ đã được quan tâm đúng mức chưa?. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho họ đã phù hợp chưa xét từ góc nhìn công tác xã hội?. Do vậy cộng đồng xã hội cần phải có những cải thiện, thay đổi đối với hoạt động, dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe sinh sản  cho người khuyết tật, nhất là phụ nữ khuyết tật  để ngày càng đáp ứng nhu cầu của họ, nhằm góp phần chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ khuyết tâṭ sớm hòa nhập cộng đồng./.

Phan Lý

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19835372
Hôm nay
Hôm qua
17934
12811