A+ A A-

Giảm thiểu rủi ro thảm họa từ phương châm tự quản và sơ tán dân tại chỗ

             Trong thời gian tập huấn tại Đà Nẵng về chương trình giảm thiểu rủi ro thảm hoạ do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với UNESCO tại Việt Nam tổ chức vào những ngày cuối tháng 9/2013.
             Sau lớp tập huấn, cánh nhà báo chúng tôi có chuyến đi thực tế đến xã Đại Hồng, huyện Đaị Lộc, nơi hứng chịu nhiều thiên tai bão lụt, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản  nhân dân. Song những năm gần đây, ngoài phương châm 4 tại chỗ như các địa phương khác thì xã Đại Hồng còn thực hiện thêm phương châm thứ 5 là “Tự quản và sơ tán dân tại chỗ” đã giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản trong lúc sơ tán dân. Cách làm nầy cần phổ biến ra nhiều địa phương, trong đó có huyện Duy Xuyên nghiên cứu áp dụng.
             Phương châm “Tự quản và sơ tán dân tại chỗ” nhiều khu dân cư của huyện Duy Xuyên đã thực hiện từ lâu, nhưng chưa đồng bộ và có văn bản cam kết cùng chia sẻ với nhau trong lúc nguy cấp. Một số ít địa phương còn chủ quan để đến khi xảy ra bão lụt rồi mới sơ tán dân, nhưng trong lúc bão to hoặc lũ lớn thì hậu quả khó lường. Như trường hợp anh Trần Văn Hòa, thôn Trà Kiệu tây, xã Duy Sơn là một ví dụ. Nhà ở tạm bợ nhưng anh Hòa không  sơ tán người già và trẻ em đi sớm, đến khi bão số 11 với sức gió cấp 11 giật cấp 12, anh Hòa sợ nhà sập đè chết người nên hoảng quá phải đưa mẹ già và con nhỏ chui vào cây rơm sau nhà để trú. Cũng rất may là cả 3 người đều an toàn.

              Đối với xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, địa phương áp dụng phương châm “Tự quản và sơ tán dân tại chỗ” nên giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản trong lúc sơ tán dân. Xã Đại Hồng hiện có 2.613 hộ dân với 9.871 nhân khẩu. Nằm ở vùng rốn lũ nên mùa bão lụt, xã có 805 hộ dân có nguy cơ sạt lở, lũ quét. Với truyền thống “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”, bên cạnh việc áp dụng phương châm 4 tại chỗ là: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, xã Đại Hồng sử dụng thêm phương châm thứ 5 là “Tự quản và sơ tán dân tại chỗ”. Phương châm thứ 5 giúp sơ tán dân nhanh nhất, kịp thời nhất, giảm thiểu rủi ro. Phương châm này đã áp dụng trong nhiều năm qua theo sự chỉ đạo của Ban chỉ huy phòng chống bão lụt, giảm nhẹ thiên tai huyện Đại Lộc đã thực sự giảm thiểu thảm họa. Những gia đình có nguy cơ đã được chính quyền địa phương quản lý và lên danh sách gửi đến các nhà dân an toàn tá túc và có cam kết hẳn hoi. Cứ thế, đến mùa bão lụt, các hộ có nguy cơ tự lo sơ tán đến nhà an toàn đã được bố trí. Đồng chí Đặng Xuân Kỳ: Chủ tịch UBND xã Đại Hồng cho biết:

 “Chúng tôi tổ chức sơ tán dân tại chỗ, trong bão thì sơ tán những hộ nhà bán kiên cố đến nhà kiến cố. Trong lụt thì sơ tán nhà thấp lụt, không kiên cố đến nơi an toàn và có văn bản cam kết với các hộ. Các hộ có nhà ở kiên cố thì lo lương thực, thực phẩm cho các hộ đến tá túc, sau lụt chính quyền địa phương và người dân sẽ tính toán trả lại”

              Trong bão lụt, đối tượng người già, phụ nữ và trẻ em dễ bị tổn thương nhất. Đã không ít trường hợp lo tập trung dọn lụt nhiều người quên chú ý đến trẻ con và người già đã để xảy ra chết nước. Trong lúc này, Hội phụ nữ xã Đại Hồng đã vận động chị em nâng cao tính tự quản gia đình, nên sơ tán người già và trẻ em đến nơi cao ráo trước khi nước lũ dâng cao hoặc bão to ập đến. Vấn đề này được chị Bùi Thị Xuân Sương: Phó chủ tịch hội LHPN xã Đại Hồng thổ lộ:

 

           “Trước khi bão lũ xảy ra thì người phụ nữ chuẩn bị lương thực, thực phẩm, dầu thắp, thuốc men đủ dùng trong những ngày bão lũ. Sau đó sơ tán người khuyết tật, trẻ em đến nơi an toàn và sau bão lũ vận động chị em dọn vệ sinh bảo vệ môi trường”.

             Phương châm “Tự quản và sơ tán dân tại chỗ” tính tự quản của mỗi gia đình được nâng cao đồng thời tính cộng đồng dân cư ngày càng thắt chặt. Gia đình có nhà ở cao ráo sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ bà con mình đến tá túc. Trong những lúc này mới thấy hết tình người trong bão lũ. Ông Bùi Nga, thôn Dục Tịnh, xã Đại Hồng nói:

               “Trong bão lũ thì mình nên làm giàn cao để đưa đồ đạc lên cao. Đồng thời trong bão lụt thì giúp đỡ lẫn nhau”

             Đối với địa bàn Duy Xuyên, trong cơn bão số 11 vừa qua, trên cơ sở khảo sát, huyện chỉ đạo các địa phương sơ tán 1.600 hộ dân có nguy cơ đến nơi an toàn. Theo chân đoàn kiểm tra về tình hình đối phó với cơn bão số 11 và đề phòng sau bão nước lũ dâng cao, chúng tôi đến xã Duy Thu, toàn xã có 510 hộ với gần 100 nhân khẩu có nguy cơ mất an toàn trong bão lũ cần được di dời khẩn cấp. Ban chỉ huy phòng chống bão lụt xã đã có phương án di dời dân đến nơi an toàn nhưng phương pháp làm chưa đựơc cụ thể như xã Đại Hồng. Sau khi nghe chúng tôi cho biết kinh nghiệm của xã Đại Hồng trong lúc sơ tán dân, các đồng chí lãnh đạo xã Duy Thu đều cho đây là phương châm hiệu quả mang tính bền vững và sẽ học tập. Đồng chí Ngô Đức Hoa, phó chủ tịch UBND xã Duy Thu nói:

             “Mỗi địa phương có cách làm khác nhau. Nhưng đối với địa phương nào có cách làm hay, hiệu quả thì chúng tôi học tập và triển khai thực hiện. Làm thế nào mà hiệu quả thiết thực với người dân thì chúng ta nên làm”

              Như vậy việc giúp dân sơ tán đến nơi an toàn cần chọn cự ly ngắn nhất và phải có văn bản mang tính nhà nước đối với những hộ có điều kiện giúp đỡ những hộ gặp nguy hiểm trong bão lũ. Tùy theo đặc thù của địa phương, các cấp chính quyền huyện Duy Xuyên rút kinh nghiệm áp dụng như xã Đại Hồng trong việc sơ tán dân tại chỗ nhằm giảm rủi ro thảm họa./.
                                                                                                                                                                              Phan Lý
 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19814773
Hôm nay
Hôm qua
10146
8748