A+ A A-

Đem đến niềm hạnh phúc cho người khuyết tật

          logo-pwd

       Trong những năm qua và đặc biệt trong năm nay, Hội người Khuyết tật huyện Duy Xuyên đã tích cực vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh ủng hộ tiền, hiện vật để hỗ trợ người khuyết tật vơi bớt khó khăn.

           Anh Nguyễn Văn Định- Chủ tịch Hội người khuyết tật huyện Duy Xuyên cho biết: “Bảo đảm việc làm cho người khuyết tật là cách tốt nhất giúp họ nhận ra khả năng thực sự của mình, hòa nhập với cộng đồng, có thu nhập ổn định để nuôi sống bản thân, nên những năm qua và trong năm 2017, Hội người khuyết tật huyện Duy Xuyên luôn quan tâm đến việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người khuyết tật. Khi nghe những dự án học nghề, dự án kinh tế cho người khuyết tật, Hội theo dõi tìm đối tác để hỗ trợ cho người khuyết tật. Theo đó, Hội phối hợp đứng ra mở nhóm sản xuất áo mưa tiện lợi tại thị trấn Nam Phước, bước đầu giải quyết việc làm cho 5 lao động với mức thu nhập từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng /người/1 tháng.

          Toàn huyện Duy Xuyên có hơn 500 người khuyết tật xin vào hội, nhiều hội viên cũng con nằm ngoài hội do một số hội địa phương hoạt động còn rời rạc. Tất cả hội viên được huyện hội tham mưu với các cấp giải quyết chế độ bảo trợ xã hội hằng tháng. Bên cạnh đó, hàng trăm người khuyết tật cũng được hỗ trợ chỉnh hình phục hồi chức năng, dạy nghề tìm việc làm, hỗ trợ sinh kế. Tính từ đầu năm đến nay, hội đã vận động nhiều tổ chức, cá nhân ủng hộ tiền và hiện vật trị giá gần 500 triệu đồng, hỗ trợ hàng trăm lượt đối tượng khuyết tật. Trong đó đáng kể nhất là hội tìm kiếm đối tác phối hợp với Phòng Lao động, thương binh và Xã Hội tặng 100 xuất quà và 100 chiếc xe lăn cho người khuyết tật, tổng giá trị hơn 170 triệu đồng. Thông qua sở Lao Động, Thương Binh và Xã hội tỉnh; hội Từ Thiện Hoa Tình Thương Miền Bắc đã tặng 400 xuất quà cho Người Mù và Người Khuyết Tật khó khăn trên địa bàn huyện, tổng trị giá hơn 160 triệu đồng. Trong đợt lũ vừa qua Hội vận động gia đình chị Ngô Thị Hằng Nga ở thành phố Đà Nẵng trao tặng 2 lần được gần 120 suất quà cho người khuyết tật bị triệt hại sau lũ, với tổng số tiền hơn 25 triệu đồng.

          Trước đó, vào tháng 7, được sự quan tâm, tạo điều kiện của tỉnh hội, Hội người khuyết tật huyện Duy Xuyên đăng cai phối hợp với Hội người khuyết tật Thị xã Điện Bàn, huyện Đại Lộc tổ chức buổi “Giao lưu-Tọa đàm”, tìm hiếu Công Ước Quốc Tế của người khuyết tật, Luật người khuyết tật cho hội viên nắm bắt thực hiện. Cuối tháng 8 vừa qua, theo nguyện vọng của hội viên, Hội tổ chức cho hội viên đi tham quan khu Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn và được miễn vé tham quan. Hội cũng thường xuyên giúp đỡ, động viên thăm hỏi ốm đau, hoạn nạn, ma chay cho anh, chị em Hội viên Người Khuyết Tật và người thân của họ, nhằm thể hiện sự quan tâm của cộng đồng đối với người khuyết tật. Đặc biệt trong đợt lũ vừa qua, Hội vận động hội viên đóng góp được 1 triệu đồng và vận đồng bên ngoài được 2 triệu đồng để giúp cho anh Thắng, ở thị trấn Nam Phước, là hội viên người khuyết tật nhưng bị tai nạn gãy chân trong khi dọn lụt. Thông qua hội, Sư Cô Diệu Minh, trù trì chùa Duy Sơn cũng tặng hơn 50 suất quà, trị giá hơn 25 triệu đồng cho người khuyết tật  trong đợt lũ vừa qua.

           Có thể nói, những năm qua, công tác chăm lo người khuyết tật ở huyện Duy Xuyên luôn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo, sự phối hợp, giúp đỡ tích cực của các cấp, các ngành, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, của cả cộng đồng. Phong trào làm việc thiện “Nhường cơm, sẻ áo”, “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân” phát triển rộng khắp, đã động viên khuyến khích được người khuyết tật vượt khó vươn lên trong cuộc sống, học tập, lao động sản xuất kinh doanh, tạo thu nhập ổn định, tự nuôi sống bản thân, giảm bớt một phần khó khăn cho gia đình và xã hội.

         Tuy nhiên, phần lớn người khuyết tật sống ở vùng nông thôn, điều kiện sống còn nhiều khó khăn. Một số chính sách đối với người khuyết tật như dạy nghề, tìm kiếm việc làm chưa được thực hiện đầy đủ. Việc huy động nguồn lực từ cộng đồng để thực hiện các hoạt động trợ giúp còn hạn chế nên vẫn còn một bộ phận người khuyết tật gặp khó khăn, không có việc làm, không có nguồn thu nhập để bảo đảm cuộc sống. Vì thực tế do đại bộ phận người khuyết tật trình độ văn hóa thấp, mỗi dạng tật của người khuyết tật chỉ phù hợp với một số nghề nhất định nên dạy nghề cho họ có nhiều khó khăn, chi phí cao hơn so với dạy nghề thông thường. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, song nếu được toàn xã hội quan tâm giúp đỡ bằng vật chất cũng như tinh thần thì những mô hình dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật sẽ được nhân rộng, góp phần giúp người khuyết tật cải thiện cuộc sống, tự tin hòa nhập cộng đồng./.

Phan Lý

 

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19830373
Hôm nay
Hôm qua
12935
12811