A+ A A-

Mỹ Sơn thành công mới từ sự khởi đầu

    Năm 2016 đã đi qua, công chức, viên chức Ban Quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn đã nỗ lực những khó khăn, thử thách thực hiện tốt công tác bảo tồn khu di tích Mỹ Sơn.

   Khu di tích Mỹ Sơn đón nhận các chuyên gia Ấn Độ đến thực hiện các công đoạn chuẩn bị cho việc thực hiện dự án trùng tu Mỹ Sơn giai đoạn 2016-2021, việc chuyển giao tư liệu, khai quật khảo sát, thu thập thông tin đã hoàn thành bước đầu. Dự kiến, giai đoạn quan trọng nhất của dự án sẽ bắt đầu thực hiện từ năm 2017. Trong công tác đào tạo, dự án thành lập “Trung tâm đào tạo nghề trùng tu di tích và bảo tồn di tích văn hóa” tại Quảng Nam, sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Italia được thực hiện trong 2 năm 6 tháng, bắt đầu triển khai từ quý 4 năm 2017 sẽ mang lại những hy vọng mới cho đội ngũ nhân lực phục vụ cho sự nghiệp trùng tu di tích thời gian đến. Những khóa đào tạo của dự án như đào tạo cho sinh viên mới tốt nghiệp đào tạo, cán bộ viên chức và chuyên viên trẻ, đào tạo cho công nhân về giáo trình khảo cổ và trùng tu kiến trúc, đào tạo giảng viên. Các công tác đào tạo thực địa do Dự án tổ chức sẽ được triển khai tại khu di tích Mỹ Sơn. Cụ thể là các hoạt động đào tạo trên thực địa và điều phối các bài giảng về trùng tu, hợp nhất, khai quật khảo cổ sẽ giúp nâng cao công tác trùng tu bảo tồn các tòa tháp khu G4 và sắp xếp chung cho cả khu vực nhóm G và nhóm L tại khu di tích Mỹ Sơn.

   

Họp mặt các công ty, doanh nghiệp du lịch thường niên   

   Năm 2016, rừng tự nhiên khu di tích Mỹ Sơn xanh hơn với những dự án được Ban Quản lý thực hiện nhằm phủ xanh, tái tạo cây bản địa. Quyết định của Chính phủ quy hoạch thành lập mới rừng Mỹ Sơn là khu bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích lịch sử, điều này không những giúp cho công tác quản lý bảo vệ mà còn là cơ sở để Ban Quản lý thực hiện các bước xúc tiến khoanh vùng cắm mốc. Đồng thời tạo điều kiện cho việc huy động, bố trí các nguồn vốn của địa phương để giám sát, phát triển bền vững tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, để bảo vệ hệ sinh thái rừng đặc dụng Mỹ Sơn, Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình cùng Ban Quản lý thực hiện đề tài khoa học cấp quốc gia “Bảo tồn đa dạng hệ sinh thái rừng đặc dụng Mỹ Sơn”. Đây có thể nói là đề tài vô cùng cấp thiết trong việc đánh giá đúng nhất, cơ sở nhất nhằm thực hiện cho việc bảo tồn vùng cảnh quan vô cùng giá trị gắn với không gian văn hóa Mỹ Sơn. Vốn được UNESCO khuyến khích lập hồ sơ bổ sung tiêu chí công nhận về di sản.  

Chuyên gia Ấn Độ khảo sát khu tháp K-Mỹ Sơn 

   Nguồn tư liệu về công đồng dần được nghiên cứu hệ thống hóa qua việc tiếp tục các phần việc của dự án “Từ nguồn xuống biển – Vết tích văn hóa Champa xứ Quảng”. Trên lĩnh vực nghiên cứu trùng tu, khảo cổ, dự án khai quật dịch chuyển hệ thống gạch đổ tại khu vực B,C,D với khối lượng công việc lớn được thực hiện trong thời gian dài dưới sự giám sát của các chuyên gia kỹ thuật, cảnh quan khu di tích được trả lại đúng nghĩa của nó, tạo cho việc tham quan khu B,C,D những góc tiếp cận đa chiều.

 

   UBND tỉnh Quảng Nam làm việc với Ban Quản lý

  Trên lĩnh vực hợp tác thực hiện công tác quảng bá cho di tích, bộ phim “Thung lũng thần linh và nghệ thuật” là một cách nhìn đầy mới lạ về chiều sâu giá trị lịch sử văn hóa nghệ thuật vô giá của nhân loại. Phim được thực hiện trong thời gian 2 năm với sự tài trợ của tổ chức Mitsumisi, sự phối hợp của Văn phòng UNESCO Hà Nội, Ban Quản lý Di sản Mỹ Sơn.

   Năm 2016, lần đầu tiên một sự kiện có ý nghĩa tại khu di tích Mỹ Sơn là người dân đã hiến tặng hiện vật để bảo tồn lưu giữ, cho muôn đời sau. Đây có lẽ là kết quả của công tác giáo dục được truyền đi sâu rộng trong nhiều năm qua. Đặc biệt, là công tác giáo dục về di sản trong học đường mà Ban Quản lý phối hợp với Phòng giáo dục huyện Duy Xuyên bền bỉ triển khai. Đối với những người làm công tác bảo tồn về di tích, niềm vui nhất là ngày càng được cộng đồng quan tâm, sẻ chia. 100 hiện vật mang dấu ấn Sa Huỳnh, Champa được ông Lê Ngọc, trú tại thôn Phú Lạc, xã Duy Hòa  hiến tặng, trong đó nhiều hiện vật vô cùng giá trị đã góp phần bổ sung, làm dày thêm hiện vật tại Bảo tàng Mỹ Sơn. Nơi hiện đang trưng bày bảo vật quốc gia vô cùng quý hiếm - Mukhalinga.

   Trên lĩnh vực phát huy, chủ trương di sản hướng về cộng đồng đã góp phần khơi dậy nguồn lực trong cộng đồng trong công tác cùng xây dựng và phát triển sản phẩm thủ công mang dấu ấn địa phương. Tuy chỉ mới được quan tâm trong thời gian gần đây nhưng đã mang lại khởi sắc cho một sự thành công tiếp nối về việc tìm kiếm định hình những sản phẩm du lịch mang dấu ấn địa phương, tạo động lực phát triển các sản phẩm làng nghề như dầu chổi, chằm nón, đá mỹ nghệ…

   Quan tâm gìn giữ giá trị văn hóa phi vật thể, dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân dân gian Chăm Ninh Thuận, từ quá trình nghiên cứu đúc kết của đạo diễn, nhà nghiên cứu Hải Liên, 2 tiết mục các điệu truyền thống trong lễ hội Rija-Prông, Tâu thik được Ban Quản lý đầu tư xây dựng bảo lưu, và đưa vào phục vụ du khách.

   

Tour  tham quan Mỹ Sơn bằng trực thăng:
Trực thăng đáp xuống bên ngoài di tích, khách được trung chuyển vào tham quan, sau đó trực thăng sẽ bay vòng đưa du khách ngắm Mỹ Sơn từ trên cao trước khi trở về.
   

    Ghi nhận cho một năm thành công, khu di tích Mỹ Sơn đón gần 315 nghìn lượt khách. So với năm 2015 tăng 9,95%. Doanh thu đạt 48 tỷ đồng, vượt 24,93%, so với năm 2015 tăng 64,66%. Trung bình mỗi ngày có gần 1000 lượt khách tham quan. Trong 1000 lượt khách tham quan, gần như 100% sử dụng các dịch vụ tại khu di tích như xe điện, xem các suất diễn văn nghệ Chăm, chụp hình qua vé tham quan, tham quan bảo tàng Mỹ Sơn. Đây là những kết quả cho một năm khởi sắc nhiều triển vọng.

 

 

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19806800
Hôm nay
Hôm qua
2173
8748