A+ A A-

Chợ Nồi Rang - nét văn hóa xứ Quảng

          Theo lời kể của những bậc cao niên đây, chợ Nồi Rang có sự tích khá thú vị. Trên hành trình Nam Tiến, người Việt đã chọn mảnh đất này làm nơi an cư, lập nghiệp. Làng quyết định lập chợ, và đặt ra điều lệ, nếu ai là người đến buôn bán đầu tiên ở chợ này, thì làng sẽ lấy đó mà đặt tên. Và sáng hôm sau, khi phiên chợ đầu tiên bắt đầu, có một ông lão chở nồi niêu, gốm đất, thế là làng quyết định đặt tên chợ là chợ Nồi Rang. 

           Khi nghe cái tên Nồi Rang, cảm giác đầu tiên khiến nhiều người nghĩ đến, đó là sự nóng bức, khô khan như cái thời tiết nắng nóng trên mảnh đất Quảng Nam. Trước kia, chợ Nồi Rang chỉ là hai dãy lều lợp bằng dừa nước, là nơi trao đổi buôn bán chính của người Tàu bán mặt hàng chủ yếu là thuốc bắc; người Pháp bán mặt hàng chủ yếu là rượu trắng. Và các cửa hàng tạp hóa, rau quả của các vùng sông nước khác như Hội An, Điện Bàn, Thăng bình...cũng tập họp về đây. 
 
alt


         Ngày nay, các tiểu thương trong chợ, hầu hết là những người phụ nữ quê nghèo trong vùng như Duy Phước, Duy An, Duy thành... Họ tập hợp về đây buôn bán với đủ các mặt hàng như gà con, tàn tro, vải vóc, hoa quả. Chợ thường bắt đầu lúc 5h, và tan sớm lúc 9h sáng. Khi gà bắt đầu gáy, những người đàn bà quê, chèo thuyền bơi ghe chở các mặt hàng sang chợ Nồi Rang để bán. Chợ Nồi Rang là ngã ba của các đường sông như Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên, nên buôn bán khá sầm uất, nhộn nhịp.
alt


         Mặt dầu tồn tại giữa nhịp sống hiện đại, nhưng nét văn hóa quê vẫn in đậm dấu ấn của văn hóa đất Quảng. Bà Lê Thị Bốn (87 tuổi, trú tại thôn Sơn Viên, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) cho biết: “Tôi gắn bó với ngôi chợ này từ thời con gái. Khi lớn lên buôn bán ở đây, có những lúc vừa bán vừa ôm rổ rau chạy giặc. Tối đến, chúng tôi lại chong đèn bán tiếp. Trước kia, ngôi chợ vừa là nơi để tôi kiếm sống nuôi 7 đứa con, giờ chúng đã lớn và ngôi chợ như ngôi nhà thứ hai gắn bó với tôi”. 
alt

          Thời điểm cuối năm, chợ Nồi Rang như đông đúc và nhộn nhịp hẳn lên, xua tan đi cái ảm đạm thường thấy trong một phiên chợ quê nghèo. Tô mỳ gạo mới, những đòn bánh chưng, bánh tét, hay đàn gà đàn vịt làm phong phú thêm các mặt hàng vốn có của chợ. Và cứ tờ mờ sáng, tiếng mái chèo khua nước bì bõm, tiếng nói cười í ới của dòng người qua lại đã xé tan bầu yên tĩnh của một cảnh làng quê. 
 
alt


          Mặt trời lên cao dần cũng là lúc các bà, các chị ra về, nón lá nhấp nhô điểm vài nụ cười trên khuôn mặt đắt hàng. Những chùm bánh ú, cây kẹo treo lủng lẳng trên đôi gánh, sau mỗi buổi chợ, cho bọn trẻ ở nhà chờ đợi, đó như một hạnh phúc đời thường của các chị, các bà ở phiên chợ quê này.  

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19271369
Hôm nay
Hôm qua
1543
6022