Khu di tích Mỹ Sơn thuộc thôn Mỹ Sơn xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Tọa lạc trong một thung lũng kín có đường kính 2km, tổng diện tích bên trong thung lũng khoảng 320 ha. Thung lũng là những dãy núi vòng cung, bao bọc vững chắc cho toàn Khu di tích. Phía Nam là đỉnh núi Mahaparvata, có tên gọi khác nhau như đỉnh Hồn Đền, núi Chúa, đỉnh Răng Mèo... Xung quanh đỉnh núi này có nhiều câu chuyện, truyền thuyết gắn liền với cuộc sống tâm linh của cộng đồng dân cư địa phương. Đối với khu đền tháp Mỹ Sơn, Núi Chúa còn biểu tượng cho đỉnh núi thiêng của vương quốc Chămpa. Núi cao 730 m so với mực nước biển, được ví như ngọn hải đăng đối với các thuyền buôn di chuyển trên biển Đông khi qua vùng đất Amaravati (tiểu quốc Champa).
Mỹ Sơn thung lũng thần linh và nghệ thuật
Từ ngọn núi thiêng hình thành dòng suối chảy về hướng Bắc qua trung tâm thờ tự, được vínhư dòng suối thiêng. Nước được dâng tế vào đền thờ Mỹ Sơn để làm các nghi lễ như tẩy trần, tắm linga - yoni. Theo các nhà nghiên cứu đỉnh núi thiêng là đại Linga, thung lũng Mỹ Sơn là đại Yoni và suối thiêng là hình ảnh của vòi yoni theo cách lý giải địa văn hóa. Sự kết hợp giữa trời đất và nước, âm dương hòa hợp sinh ra cuộc sống vạn vật. Đó cũng là ý nghĩa tín ngưỡng thờ cúng linga - yoni tại Mỹ Sơn. Dựa vào vị trí này, Mỹ Sơn được các vương triều Champa chọn là nơi xây dựng đền thờ, qua hàng chục thế kỷ đã trở thành trung tâm tôn giáo vô cùng quan trọng, là thánh địa hoàng gia của vương quốc. Các công trình đền tháp tại Mỹ Sơn rất đa dạng về kiểu dáng, kiến trúc, lấycảm hứng từ biểu tượng linh thiêng của ngon núi Meru, ngọn núi thiêng, trung tâm của vũ trụ quy tụ các vị thần trong tín ngưỡng Ấn Độ giáo.
Bảo vật quốc gia Mukhalinga
Cách Mỹ Sơn 20 km theo đường quốc lộ ngày nay, hay 10km theo đường chim bay về phíaĐông là kinh thành Simhapura - hay còn gọi là kinh thành sư tử, là kinh đô đầu tiên củavương quốc Champa. Theo bia chú Trung Hoa, thành phố này có từ thế kỷ thứ II, khi vương quốc Champa được hình thành. Kinh thành cổ hiện nay là vùng đất Trà Kiệu thuộc xã Duy Sơn, Duy Xuyên. Hiện còn lại rất nhiều dấu tích về một kinh thành xưa với rất nhiều di tích, di vật. Kinh đô của vương quốc được chọn ở một thế đất nằm bên dòng sông thiêng Thu Bồn, là trung tâm quyền lực của vua chúa Champa.
Các nhà khoa học cho rằng nền văn minh Champa khởi nguồn gắn liền với dòng sông thiêng Thu Bồn. Nơi cuối dòng sông này là trung tâm thương mại, buôn bán của cả vùng đất và vương quốc. Thương cảng Đại Chiêm từng phát triển và thịnh vượng của vương quốc. Các cuộc khai quật, nghiên cứu tại Hội An còn cho thấy có rất nhiều những dấu tích về nền văn minh Champa từng phát triển rực rỡ tại vùng thương cảng này.
Sức hấp dẫn, giá trị đặc biệt của Khu di tích Mỹ Sơn đến từ những giá trị về lịch sử, văn hóa,kiến trúc nghệ thuật của một nền văn minh tồn tại và phát triển lâu đời. Đó là những giá trị trong hàng chục thế kỷ phát triển của nền văn minh Champa đã để lại cho nhân loại. Theo tư liệu lịch sử, ngôi đền đầu tiên tại thánh địa Mỹ Sơn được xây dựng vào thế kỷ thứ IV dưới vương triều Bhadravarman để thờ Linga của thần Siva. Vị thần tối cao, được coi là người sinh ra vương quốc Champa. Chữ viết, kiến trúc còn lại cho thấy vào thế kỷ thứ VII Mỹ Sơn, vua Sambhuvarman đã phục hồi lại ngôi đền đầu tiên và quốc hiệu Champa đã xuất hiện trong bài minh của vua Sambhuvarman. Từ đó về sau, các vị vua sau khi lên ngôi đều cho xây dựng ở Mỹ Sơn những đền tháp mới hoặc tu bổ lại các ngôi đền cũ bị thời gian và chiến tranh hủy hoại. Vì vậy, Mỹ Sơn dần phát triển thành thánh địa của cả vương quốc. Thời kỳ từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ thứ X là giai đoạn Mỹ Sơn được các vương triều Champa xây dựng rất nhiều đền thờ. Trong đó, giai đoạn thế kỷ thứ X được xem là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất với rất nhiều kiến trúc còn lại ngày nay tại Mỹ Sơn. Nhiều phong cách kiến trúc nghệ thuật định hình trong thời gian này, trong đó nổi bật là Mỹ Sơn A1 và Mỹ Sơn E1.
Tại khu tháp B-C-D hiện nay còn lại những công trình kiến trúc xây dựng vào thế kỷ thứ X nhưtháp C1, B5, D1, D2… Kiến trúc điêu khắc trong giai đoạn này cũng phản ánh sự giao thoa và hội nhập văn hóa từ bên ngoài. Tuy nhiên, từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII (năm 1234) công trình kiến trúc bằng đá B1 được hình thành, đây cũng là ngôi đền duy nhất được xây dựng theo vật liệu mới của nền kiến trúc nghệ thuật đền thờ Chăm, khẳng định thể hiện sự giao thoa văn hóa Ăngko đến nền văn minh Champa. Từ thế kỷ XIII, vùng đất thờ cúng của vương quốc Champa không còn là Mỹ Sơn. Kinh đô và trung tâm tôn giáo được chuyển vào phía Nam. Mỹ Sơn đã có thời gian bị lãng quên với hàng thế kỷ trôi qua và ít được nhắc đến, thiên nhiên và thời gian đã hủy hoại rất nhiều những kiến trúc quan trọng.
Vào thế kỷ XIX, người Pháp đã phát hiện ra Mỹ Sơn trong tình trạng đỗ, hư hỏng, những cây cổ thụ đã xâm thực ảnh hưởng vào di tích, phải mất nhiều năm côngtác phát lộ, khảo cổ, đo vẽ mới được thực hiện xong. Theo đó, Mỹ Sơn có 72 đền thờ, được chia thành 13 nhóm tháp. Trong đó khu tháp B-C-D (gọi là tháp Chợ) có 27 công trình. Khu tháp A, A’ (tháp Chùa) gồm 17 kiến trúc, khu E, F (Hố Khế) có 12 kiến trúc, Nhóm tháp G có 5 kiến trúc, nhóm H có 4 kiến trúc, nhóm tháp K có 1 kiến trúc, nhóm tháp L, N, O mỗi nơi 1
Ngày nay, Mỹ Sơn là kho tàng với những tuyệt tác kiến trúc, những giá trị văn hóa đặc sắc, những kiến thức trong khoa học xây dựng, vật liệu. Trong đó, những bí ẩn về kỹ thuật xây dựng và vật liệu đã tốn nhiều thời gian nghiên cứu của các nhà khoa học, kích thích sự khám phá của du khách tham quan. Các nhà khoa học cho rằng đã có những tính toán về toán học, vật lý học… trong cách xây dựng, bố trí công trình. Hiện nhiều công trình đã mất hoặc sụp đổ các góc cạnh, mái, đỉnh đền… Điều này, làm giảm đi một phần đáng kể giá trị nghệ thuật của
Khu đền tháp Mỹ Sơn còn là vùng đất của những cảnh quan thiên nhiên độc đáo, của mối liên kết nhữngtầng văn hóa Chăm - Việt trên vùng đất của tiểu quốc Amarapati, với các di tích Chăm kenđặc dọc bên bờ Nam sông Thu Bồn. Của những mối liên hệ và sự gắn kết với các di tích quốc gia trong vùng như Trà Kiệu, hay di tích lăng Bà Thu Bồn… Một nền nghệ thuật tạo hình và những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo cần được đánh thức. Đó là những giá trị tạo dựng nên nền tảng vững chắc cho công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị của Khu di tích này.
Văn Khoa