Trong kho tàng di sản văn hóa Champa múa Chăm được xem như một giá trị văn hóa độc đáo, thể hiện sự giao hòa giữa âm dương, trời đất, giữa con người và cõi tâm linh huyền bí.
Được đưa vào biểu diễn, phục vụ du khách từ năm 2003, múa Chăm đã trở thành một phần không thể thiếu trong những hoạt động đón khách của khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Duy Phú, Duy Xuyên). Ngoài các trích đoạn ca, múa, nhạc dân gian, đội văn nghệ dân gian Chăm Mỹ Sơn còn giới thiệu với du khách về các nhạc cụ, làn điệu, điệu múa cùng các lễ hội truyền thống độc đáo của dân tộc Chăm được lưu giữ qua hàng nghìn năm lịch sử.
Tái hiện một nghi lễ tâm linh của dân tộc Chăm
Trong không gian tĩnh lặng của thung lũng thần linh, du khách như bị mê hoặc bởi những điệu múa Chăm truyền thống duyên dáng, uyển chuyển nhưng cũng đầy huyền bí, quyến rũ từ vũ điệu Siva, Apsara đến nét vui tươi trong múa quạt, múa đội nước. Mỗi vũ điệu mang một nét riêng, tạo nên không gian văn hóa Chăm lung linh, huyền ảo trước mắt du khách.
Các nghệ nhân dân gian Chăm nhập thân phiêu linh vào cõi huyền bí
Để có được những động tác gây ấn tượng đối với du khách các diễn viên đã phải luyện tập công phu do múa Chăm luôn được xem là môn nghệ thuật khó, đòi hỏi không chỉ tình yêu, lòng đam mê mà còn cần ngôn ngữ thể hình và vận dụng cả sức lực.
Những dụng cụ không thể thiếu để làm nên hồn cốt các vũ điệu Chăm
Hơn 12 năm nay, với sự say mê và tâm huyết với nghề, những diễn viên, nghệ nhân dân gian Chăm đã cùng nhau giữ hồn di sản; giữ cho những điệu múa, âm nhạc Chăm luôn quyến rũ, tạo nên nét đặc trưng riêng Mỹ Sơn. Hiện, toàn đội có gần 20 thành viên bao gồm cả diễn viên Chăm lẫn người Kinh sinh sống tại nhiều xã trên địa bàn huyện. Dự kiến, thời gian đến mua Chăm sẽ được đưa vào biểu diễn dưới chân tháp nhằm mang đến những cảm xúc ấn tượng nhất với du khách.
Những vũ điệu Apsara đầy mê hoặc
Dâng lễ thần linh
Vũ điệu Chăm cũng chính là cách giao hòa giữa người với cõi tâm linh
Khoảng khắc hoan ca
Hóa thân vào vũ nữ Apsara
Huyễn bí Champa
Vĩnh Lộc