A+ A A-

Làm giàu từ tre, lá

           Ông Trần Văn Hùng thôn Trà Đông, xã Duy Vinh được nhiều người biết đến bởi các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống từ nguyên liệu tre và lá dừa nước mang đậm nét hồn quê Việt. Hằng ngày, cơ sở sản xuất của ông còn là điểm đến phục vụ du lịch sinh thái cộng đồng thu hút rất đông du khách.

         

Vợ chồng ông Hùng với khách du lịch

         Ông Hùng cho biết, ông bén duyên với nghề thủ công mỹ nghệ đến nay đã 30 năm. Khi ấy, nhận thấy lợi thế của địa phương là có nguồn nguyên liệu cây dừa nước rất nhiều, người dân trong và ngoài địa phương đều có nhu cầu lớn về tấm lợp bằng dừa nước để làm nhà cửa, chuồng trại, nên ông bàn với vợ mạnh dạn nhận khoán hơn 1,5 hecta diện tích cây dừa nước sẵn có tại thôn Trà Đông do UBND xã Duy Vinh quản lý để quản lý, chăm sóc, thu hoạch và chế biến thành tấm lợp để tiêu thụ ra thị trường. Công việc chế biến tấm lợp dừa nước tuy có thu nhập ổn định nhưng rất vất vả, hàng ngày phải thức khuya dậy sớm, phải thuê nhiều nhân công mới đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất sản xuất. Về sau, có nhiều người cùng chế biến sản phẩm này, đặc biệt nhu cầu tiêu thụ ngày càng giảm dần do người dân chuyển sang lợp nhà bằng ngói và tôn nhiều nên cũng làm cho thu nhập gia đình giảm dần.

        Không bằng lòng với hiện tại, sau khi bàn bạc với vợ con và người thân, ông quyết định đi tìm hiểu nghiên cứu nhu cầu thị trường, tiếp xúc, làm quen với các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí tập trung tại các địa điểm trong và ngoài tỉnh. Với sự hiểu biết và năng khiếu của bản thân, ông quyết định chuyển sang nghề sản xuất, chế biến hàng mỹ nghệ bằng nguyên liệu tre. Bước đầu chuyển sang nghề mới, gia đình ông gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, cũng như nhân công lao động. Do đặc thù của nghề này để tạo ra sản phẩm đẹp, chất lượng cần phải sử dụng lao động có năng khiếu, có tay nghề khéo léo, ông phải tập trung chọn lựa lao động, đồng thời bản thân ông phải trực tiếp đào tạo nghề cho số lao động đã tuyển chọn để sản xuất ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Bước đầu đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ còn hạn chế về mẫu mã, nên giá bán thấp ảnh hưởng đến thu nhập. Ông tiếp tục không ngừng học hỏi từ bạn bè các nơi, tham gia các khóa tập huấn, nghiên cứu mài mò cải tiến mẫu mã, hướng dẫn thêm tay nghề cho thợ để cho ra những sản phẩm tốt hơn. Ông chủ yếu nhập tre từ Thanh Hóa, Hà Nội và Đài Loan về chế tạo ra sản phẩm. Đặc biệt, muốn cho sản phẩm thật tốt, ông cho ngâm bùn tối thiểu 4 tháng rồi đưa vào chế biến, tuyệt đối không dùng hóa chất để xử lý.

         Với sự nhạy bén vốn có, ông len lỏi vào từng nhà hàng, khách sạn, khu resort để làm quen, tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các du khách trong và ngoài nước, quảng bá sản phẩm trên mạng, mời gọi khách về nhà để giới thiệu sản phẩm, chân thành lắng nghe ý kiến góp ý, không ngừng mở rộng quan hệ với các đối tác làm dịch vụ và du lịch để kết hợp đưa sản phẩm tre, dừa vào các khu du lịch, kết hợp mời gọi khách về nhà để giới thiệu sản phẩm để khách trải nghiệm với sản phẩm của mình. Tính đến nay, mỗi năm ông ký được nhiều hợp đồng cung ứng sản phẩm mỹ nghệ bằng tre, xây dựng nhà xưởng bằng tre, dừa nước ra thị trường. Đặc biệt, gia đình ông mỗi ngày đón tiếp hàng trăm lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan kết hợp với dịch vụ ăn uống, giải khát tại gia đình cho khách tham quan. Mỗi ngày, bình quân gia đình ông đón tiếp từ 100 -150 lượt khách. Ngày cao điểm, gia đình ông đón tiếp trên 300 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm.

         Ông Trần Văn Hùng niềm nở cho biết:“ Uy tín là quan trọng hàng đầu, mình phải tôn trọng khách, phong cách phục vụ vui vẻ, tận tình, chân thành sẽ tạo được ấn tượng tốt cho khách tham quan. Có những người khách đã quay trở lại với gia đình ông lần thứ ba, cảm giác như người trong nhà vậy . Vẻ mặt niềm nở, ông cho biết thêm: “Cũng có những lúc vợ chồng tôi bất đồng quan điểm, cãi vả nhau, nhưng khi khách đến thì cả 2 phải cười nói vui vẻ, gọi nhau ríu rít. Vì thế mà vợ chồng tôi giận nhau không đến một giờ đồng hồ”.

         Mỗi năm, sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình ông thu nhập hàng trăm triệu đồng. Không những tạo tạo điều kiện phát triển cho gia đình, ông còn giải quyết việc làm cho hơn 20 lao động tại địa phương với thu nhập 200.000 đồng/ngày, chưa kể đến các khoản khách thưởng thêm.

          Ông Võ Đức Lắm – Chủ tịch hội Nông dân xã Duy Vinh cho biết “Ngoài việc tập trung phát triển kinh tế gia đình, tạo công ăn việc làm cho một số lao động, góp phần giữ gìn nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống và phục vụ phát triển du lịch tại địa phương, ông luôn tích cực tham gia các hoạt động phong trào, ủng hộ quỹ vì người nghèo của xã, ủng hộ các giải thi đấu thể dục, thể thao, đua thuyền, các phong trào khác của xã, thôn, luôn hoàn thành các khoản nghĩa vụ công dân. Gia đình ông nhiều năm liền đạt gia đình văn hóa tiêu biểu”.

Hồ Hằng

 

 

 

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19813628
Hôm nay
Hôm qua
9001
8748