A+ A A-

Thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi

         Những năm qua, nhờ sự tiếp sức từ nhiều phía, phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi ở huyện Duy Xuyên tạo sức lan tỏa mạnh mẽ. Từ đó, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng thành công mô hình nông thôn mới.

          Tiếp sức

         Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở Duy Xuyên mạnh dạn đầu tÆ° phát triển mô hình chăn nuôi bò nái sinh sản theo hướng thâm canh. Ảnh: T.P

Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở Duy Xuyên mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi bò nái sinh sản theo hướng thâm canh. Ảnh: T.P         

            Hơn 5 năm trước, cuộc sống của gia đình ông Trần Văn Hùng ở thôn Trà Đông (xã Duy Vinh) rất khó khăn. Nhờ Hội Nông dân xã đứng ra tín chấp, vợ chồng ông Hùng được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Duy Xuyên cho vay ưu đãi 50 triệu đồng để có điều kiện phát triển kinh tế hộ. Có vốn và được Hội Nông dân xã tư vấn cách làm ăn, ông Hùng mạnh dạn đầu tư sản xuất lá dừa nước làm tấm lợp, sau đó chuyển sang chế tác hàng mỹ nghệ bằng nguyên liệu tre.

           “Thời gian đầu, tôi gặp nhiều trở lực, nhất là khó tìm nhân công có tay nghề và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Không nản chí, tôi tìm tòi học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi, tập trung hướng dẫn cho đội thợ làm công của mình để nâng cao tay nghề. Dần dà, tôi đưa sản phẩm vào các nhà hàng, khách sạn, khu resort. Từ đó, mỗi năm tôi ký được nhiều hợp đồng cung ứng sản phẩm mỹ nghệ bằng tre, xây dựng nhà xưởng bằng tre và đón tiếp hàng trăm lượt khách đến tham quan kết hợp với dịch vụ ăn uống, giải khát tại gia đình. Nhờ vậy, hàng năm tôi thu về khoảng 1,2 tỷ đồng, trừ chi phí còn lại lãi ròng không dưới 300 triệu đồng” - ông Hùng chia sẻ.

          Ông Ngô Đình Lục - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Duy Xuyên cho biết, những năm qua các cấp hội nông dân của huyện nỗ lực thực hiện nhiều chương trình, phần việc nhằm tạo điều kiện cho hội viên vươn lên trong cuộc sống. 5 năm trở lại đây các cấp hội cũng vận động nhiều cá nhân, đơn vị hỗ trợ 103 con bò giống, 185 con heo giống, 3.000 con gà giống và một số phương tiện làm ăn cho hơn 600 hộ nông dân với tổng trị giá 2 tỷ đồng...

          “Thực hiện việc ủy thác của các ngân hàng, thời gian qua các cấp hội nông dân đã giúp gần 5.000 hộ vay 116 tỷ đồng vốn ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ phát triển những mô hình mới khởi nghiệp, tổ hợp tác và củng cố, phát triển các làng nghề. Không chỉ vậy, các cấp hội còn tích cực tham gia xây dựng mới 4 hợp tác xã, 42 tổ hợp tác, 50 nhóm hộ liên kết sản xuất. Đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan mở 35 lớp dạy nghề tại chỗ cho hơn 1.100 hội viên nông dân” - ông Lục nói thêm.

          Nhiều gương điển hình

          Với quyết tâm làm giàu trên chính quê hương mình, cách đây 4 năm, anh Nguyễn Công Chức ở thôn Phú Nhuận 3 (xã Duy Tân) huy động 1,5 tỷ đồng đầu tư xây dựng trang trại với 2 dãy chuồng lạnh khép kín phục vụ chăn nuôi gà ác đẻ trứng với tổng đàn 10 nghìn con. Ngoài ra, anh còn nuôi thêm 15 con bò nái sinh sản và 120 con heo thịt mỗi lứa.

          “Sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, bình quân mỗi năm tôi thu về ít nhất 250 triệu đồng tiền lãi từ mô hình chăn nuôi tổng hợp. Sắp đến tôi sẽ tập trung nhân rộng mô hình nuôi gà ác đẻ trứng lên khoảng 30 - 40 nghìn con, hỗ trợ các hộ dân lân cận phát triển mô hình chăn nuôi gà ác theo phương thức liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm” - anh Chức chia sẻ.

          Trong khi đó, cùng với việc trồng - chăm sóc 20ha keo lai nguyên liệu, 5 năm gần đây gia đình ông Nguyễn Tánh ở thôn Thạnh Xuyên (xã Duy Thu) cũng tập trung cải tạo vườn tạp để trồng 1.000 choái tiêu, 150 cây dừa, 200 cây bưởi da xanh, 300 cây quýt và tận dụng hơn 2,5ha mặt nước trồng sen, thả cá. Đồng thời đầu tư nuôi 15 con dê, 10 con bò nái sinh sản và mua sắm 2 máy cày loại lớn về phục vụ khâu làm đất ở địa phương. Theo ông Tánh, bình quân mỗi năm ông lãi ròng hơn 200 triệu đồng từ mô hình kinh tế trên.

          Ông Nguyễn Chí Công - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Duy Xuyên cho biết, những năm qua trên địa bàn huyện ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế, cách làm hay mang lại hiệu quả cao. Ngoài những điển hình vừa nêu, hiện nay cơ sở sản xuất chổi đót của ông Nguyễn Nhất Tuấn (xã Duy Trinh) cũng giải quyết việc làm thường xuyên cho 25 - 30 lao động tại địa phương và hàng năm lãi 300 - 400 triệu đồng. Hay như hộ ông Lưu Văn Bảy (xã Duy Sơn) với mô hình nuôi gia công gà thương phẩm quy mô 60 nghìn con/năm, giải quyết việc làm ổn định cho 10 - 15 lao động, thu lãi 400 - 500 triệu đồng/năm và hộ ông Huỳnh Tấn Ánh (xã Duy Thành) phát triển cơ sở sản xuất bánh các loại, mỗi năm có khoản lợi nhuận 500 triệu đồng…

          “Theo thống kê, đến nay toàn huyện đã bình chọn được 6.880 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó, cấp trung ương 13 hộ, cấp tỉnh 278 hộ, cấp huyện 1.409 hộ và cấp xã, thị trấn 5.180 hộ” - ông Công nói.

NHÃ PHƯƠNG - PHI THÀNH

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19840660
Hôm nay
Hôm qua
2277
20945