Hiện nay lúa hè thu trên địa bàn
huyện đang giai đoạn làm đòng và bắt đầu trổ thoát. Tuy nhiên qua kiểm tra đồng
ruộng phát hiện sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh trên diện
rộng với mật độ cao, có nguy cơ thành dịch. Trong đó rầy nâu, rầy lưng trắng
đang ở pha trưởng thành, sẽ gây hại mạnh ở các xã Duy Vinh, Duy Phước, Duy Thành và Thị trấn Nam Phước.
Mặc dù sâu bệnh phát sinh mạnh, lan
tràn nhanh đe dọa cây lúa hè thu, nhưng công tác kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn
phòng trừ sâu bệnh ở các xã, thị trấn không được thường xuyên và kịp thời.
Trước tình hình này, UBND huyện vừa có thông báo khẩn, yêu cầu:
UBND các xã, thị trấn tiếp tục triển
khai thực hiện Chỉ thị số 06 của UBND huyện Duy Xuyên về việc tăng cường công
tác phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng và dịch sâu, bệnh bảo vệ lúa hè thu. Đồng
thời, thực hiện một số biện pháp sau: Tổ chức các tổ đi kiểm tra đồng ruộng và
khoanh vùng những nơi xuất hiện rầy nâu, rầy lưng trắng nở rộ từ ngày 5/8 đến
ngày 15/8/2013 sẽ gây hại mạnh trong giai đoạn lúa trỗ. Với thời tiết có mưa,
độ ẩm lớn là điều kiện thuận lợi phát sinh bệnh đạo ôn cổ bông, cổ gié và bệnh
lem lép hạt trên các bộ giống lúa Xuyên Hương 178; Xi 23; OM 4900; Bio 15,
Quảng Nam 6, Quảng Nam 1, OM4976; HT 1; TN15. Do đó các địa phương tập trung
hướng dẫn cho nông dân tổ chức phun phòng trừ trước và sau khi trỗ. Bệnh khô
vằn đã xuất hiện hầu hết trên các diện tích lúa hè thu đã và đang trỗ nên cần
phải hướng dẫn cho nông dân nhất thiết phải phun thuốc bảo vệ thực vật để phòng
trừ. Riêng đối với sâu cuốn lá, tiếp tục theo dõi bướm ra rộ trong thời gian từ
ngày 10/8 đến ngày 15/8/2013. Và sau 2 ngày bướm ra rộ thì dùng thuốc xử lý.
Hiện nay, lúa Hè Thu đang giai đoạn làm đòng, sinh trưởng phát triển
tốt, dự kiến thời gian trổ bông bắt đầu từ ngày 5 tháng 8 và trổ rộ từ ngày 10
- 15 tháng 8.
Sâu cuốn lá đang ở thời kỳ bướm rộ, dự kiến sâu non sẽ ra rộ và gây hại vào đầu
tháng 8 trở đi. Thời gian tới sâu cuốn lá
nhỏ sẽ tiếp tục phát sinh gây hại nặng thời điểm lúa Hè Thu làm đòng -
trổ bông, nếu không tổ chức phòng trừ quyết
liệt, kịp thời sẽ ảnh hưởng đến bộ lá công năng (lá đòng) và giảm năng suất. Để
hạn chế thiệt hại do sâu gây ra đề nghị thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng
trừ sau:
- Đối với những diện tích sâu non đã rộ tiến hành phòng trừ bằng biện
pháp hóa học, phun khi sâu tuổi 1, tuổi 2 bằng một trong các loại thuốc hóa học
sau:
+ Virtako
40WG: Pha
1,5g thuốc vào bình 10 lít nước phun 2 bình/sào.
+ Angun 5WG:
Pha 5 g thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào.
+ Tasieu 5WG:
Pha 5g thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào.
+ Karate 2.5EC: Pha 12 ml thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 bình/sào.
- Đối với những vùng đang giai đoạn bướm ra rộ thường xuyên kiểm tra
đồng ruộng, phát hiện thời điểm sâu non nở để tổ chức phòng trừ đạt hiệu quả
cao, sử dụng các loại thuốc như trên.
Cung cấp đủ nước cho lúa làm đòng - trổ bông và nâng cao hiệu quả phòng
trừ, thời điểm này tuyệt đối không được sử dụng các biện pháp thủ công phá tổ
sâu sẽ ảnh hưởng đến bộ lá đòng./.