Ngày 29/10/2013, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Công điện về tăng
cường công tác phòng dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm. Công điện nêu rõ:
Từ đầu năm đến nay, một số dịch bệnh nguy hiểm đã xảy ra trên đàn
gia súc, gia cầm tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh như dịch Cúm gia cầm,
dịch tai xanh trên lợn, dịch Lở mồm long móng ở gia súc. Cùng với diễn biến
phức tạp của các loại dịch bệnh nói trên, hiện nay thời tiết bắt đầu chuyển
lạnh làm giảm sức đề kháng của đàn gia súc, gia cầm; tình hình mưa bão, lũ lụt
diễn biến phức tạp kéo theo các loại mầm bệnh trôi nổi và phát tán rộng; việc
buôn bán gia súc, gia cầm lậu qua biên giới vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt và đang
có dấu hiệu gia tăng trở lại; nhiều hộ chăn nuôi bắt đầu tập trung tái đàn phục
vụ nhu cầu thực phẩm trong dịp Tết Nguyên Đán 2014,… nên nguy cơ dịch bệnh tái
phát và lây lan diện rộng trong những tháng cuối năm là rất cao.
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam yêu cầu các Sở, Ban, ngành và các
địa phương triển khai thực hiện một số nội dung sau:
Chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ về phòng,
chống dịch bệnh cho động vật. Các quy định và hướng dẫn kỹ thuật phòng chống
từng bệnh cụ thể thực hiện theo các văn bản hiện hành của Nhà nước. Tăng
cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến người chăn nuôi, từng cộng đồng dân
cư, chính quyền các cấp và các tổ chức đoàn thể về quyền lợi, trách nhiệm trong
việc chủ động phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm nhằm phát triển chăn nuôi,
cung cấp thực phẩm an toàn cho xã hội, giảm thiểu nguy cơ lây truyền một số
bệnh nguy hiểm cho người. Chỉ đạo tổ chức phòng bệnh chủ động bằng vắc xin cho
đàn gia súc, gia cầm theo đúng kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, đặc biệt chú
ý phòng các bệnh Cúm gia cầm, Lở mồm long móng ở gia súc, Tai xanh ở lợn, bệnh
Dại trên chó và các bệnh bắt buộc phải phòng bệnh bằng vắc xin. Rà soát và
triển khai tiêm phòng bổ sung tại các địa bàn có tỷ lệ tiêm phòng thấp. Phát
động đợt tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường trong tháng 11/2013 để
tiêu diệt mầm bệnh. Chỉ đạo tăng cường giám sát chặt chẽ các địa bàn có ổ dịch
cũ, phát hiện sớm các ổ dịch gia súc, gia cầm để xử lý kịp thời khi còn trong
diện hẹp; củng cố hệ thống báo cáo dịch, nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác
phòng, chống dịch đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời và cập nhật thường
xuyên. Phối hợp với các ngành liên quan tăng cường công tác kiểm dịch động vật
và kiểm soát giết mổ; kiểm soát chặt chẽ việc lưu thông, vận chuyển gia súc,
gia cầm và các sản phẩm của gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh. Tiếp tục
thực hiện việc theo dõi, giám sát các ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao nhằm chủ
động phát hiện, xử lý kịp thời, triệt để và đề xuất các biện pháp phòng, chống
dịch. Thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình bệnh (các
bệnh lây truyền từ động vật sang người) và hướng dẫn cụ thể các biện pháp
phòng, chống bệnh trên người; chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất, các
trang thiết bị, phương tiện cần thiết để xử lý kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra
ở người, đồng thời chuẩn bị phương án ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra trên
người.
/* S