A+ A A-

Cần tổ chức ra quân diệt chuột

    Câu chuyện cần tổ chức ra quân diệt chuột, bảo vệ mùa màng đã được đề cập tại hội nghị sơ kết tình hình kinh tế- xã hội 9 tháng đầu năm do UBND huyện Duy Xuyên tổ chức. Bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên Nguyễn Công Dũng phát biểu triển khai nhiệm vụ trong thời gian còn lại của năm 2016, trong đó có nói đến chuyện diệt chuột, bảo vệ mùa màng.

  Kết quả hình ảnh cho hình ảnh chuột phá hoại mùa màng Chuột phá hoại lúa

   Nạn chuột cắn phá hoa màu một cách nghiêm trọng trên diện rộng, từ các xã vùng cát khu đông Duy Hải, Duy Nghĩa, cho đến các xã khu trung và vùng đồi núi khu tây Duy Xuyên. Đặc biệt, cây trồng ven núi, đồi gò, gần bờ vùng bờ thửa ở các xã Duy Sơn, Duy Châu, Duy Hòa, Duy Phú cây lúa bị chuột cắn phá đến xơ xác. Thiệt hại kinh tế do chuột gây hại là rất lớn, ít nhất cũng chiếm 20% sản lượng cây trồng, trong đó chủ yếu là sản lượng lương thực. Không ít diện tích lúa bị chuột cắn phá mất trắng sản lượng.

 

   Nhân dân tích cực ra đồng diệt chuột. Ảnh: HOÀI NHI

Nhân dân tích cực ra đồng diệt chuột. Ảnh: HOÀI NHI 

    Nạn chuột đồng sinh sôi, phá hoại mùa màng đã đến lúc báo động. Mối nguy hại từ loài chuột đối với nhà nông là rất lớn, ấy vậy nhưng không thấy địa phương, đơn vị nào tổ chức ra quân diệt chuột, thậm chí không ít nông dân biết vậy nhưng chẳng mảy may quan tâm. Chuột cắn phá lúa thì nông dân chỉ biết giăng bao nilon, vật sáng để xua đuổi chuột. Cách làm này, chẳng qua đuổi chuột chạy từ ruộng này sang ruộng khác mà thôi, chứ không thể diệt lũ chuột được, mà có khi chuột đã quá quen không còn biết sợ.  Nhiều địa phương hầu như không tổ chức cho toàn dân diệt chuột, bảo vệ mùa màng. Chỉ có một số ít địa phương, HTX làm tốt việc diệt chuột, bảo vệ mùa màng, điển hình như hai HTX ở xã Duy Sơn và xã Duy Trung, xã Duy Châu…v…v…

   Cách đây 2 năm, Trạm Bảo vệ thực vật Duy Xuyên thực hành đề tài khoa học diệt chuột cộng đồng tại thôn An Trung, xã Duy Trung. 7 hộ nông dân thành lập đội diệt chuột áp dụng các biện pháp diệt chuột trên 52 Ha lúa hè thu. Qua 3 đợt đào bắt chuột, 5 đợt đặt bẫy bả sinh học và 72 ngày đặt bẫy bán nguyệt diệt chuột, tiêu diệt được hơn 2.250 con chuột, tỷ lệ lúa bị chuột cắn phá giảm trên 95 % so với trước. Từ mô hình này, Trạm Bảo vệ thực vật Duy Xuyên nhân ra được 3 thôn: Trà Kiệu Tây, Trà Châu (xã Duy Sơn) và thôn Trung Đông (xã Duy Trung). Mô hình diệt chuột cộng đồng tại thôn An Trung có hiệu quả như vậy, nhưng rồi sau đó không được nhân ra diện rộng trên toàn huyện.

    Mấy năm nay, không xảy ra lũ lụt, chuột càng phát triển mạnh theo cấp số nhân và tàn phá mùa màng cũng theo cấp số nhân. Vậy thì muốn diệt tận gốc lũ gặm nhấm này, thiết nghĩ cần nhân rộng mô hình diệt chuột cộng đồng tại thôn An Trung, xã Duy Trung và cần phát động phong trào toàn dân diệt chuột. Hiện nay, hoa màu, lúa hè thu đã được thu hoạch, đồng ruộng trống trải, chuột vào hang trú ẩn, vì vậy các địa phương, đơn vị cần tổ chức ra quân diệt chuột là hiệu quả nhất.

    Diệt chuột bảo vệ mùa màng là trách nhiệm không của riêng ai, không chỉ có nông dân mới diệt chuột, mà phải huy động các lực lượng khác tham gia. Bởi vì, khi chuột cắn phá cây trồng, gây thiệt hại về kinh tế, thì sẽ ảnh hưởng chung toàn xã hội.

Hoàng Thơ

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19832413
Hôm nay
Hôm qua
14975
12811