A+ A A-

Một gia đình 4 đời làm nghề tráng mì

   Sống bằng cái tâm và sự tỉ mỉ trong công việc đã tạo nên thương hiệu “Lò mì Ông Chức” tại địa bàn Duy Trung.

   

   Anh Chức đang tráng mỳ

   Trải qua 4 đời tráng mì nhà ông Nguyễn Đình Chức, năm nay 46 tuổi ở thôn Mậu Hòa, xã Duy Trung vẫn đông đúc người mua mỗi sáng. “ Ông Lò” cái tên ông Chức vẫn hay gọi ông cố mình khi kể với mọi người với giọng tự hào khi hỏi đến. Bởi cũng nghề này mà ông thoát được cảnh nghèo khó,có thể lo cho vợ con và xây được một ngôi nhà như bây giờ. “Ông Lò” tên thật là Nguyễn Văn Tám. Hồi đó, cụ Tám xây lò mỳ chỉ để khi thèm thì tráng cho cả nhà cùng ăn. Đến đời con cụ Tám (tức ông nội của ông Chức từng làm lý trưởng làng này), lò mỳ vẫn được giữ lửa để làm nên món mì Quảng trong các dịp hội làng hay đón quan trên về thăm. Tiếp đến là 2 người con của ông (tức cha và chú ruột của ông Chức) phải dựa vào nghề tráng mì gia truyền để mưu sinh. Do thừa hưởng kinh nghiệm của gia đình mà 2 lò mì này cùng nức tiếng xa gần ở những vùng Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Hiệp Đức...

   “Hồi trước tôi làm xây dựng, vợ đi may ở Sài Gòn, lúc đó thì vợ chồng mỗi người mỗi nẻo, lăn lộn đủ nơi rồi tự nhiên cũng về với nghề của ông bà, thật sự tôi cũng không ngờ đến. Nên tôi nghĩ đâu cũng là cái duyên, nghề nó chọn mình” - ông Chức tâm sự. Trải qua bao nhiêu gian khổ, đi lên từ nghèo khó đã làm ý chí của vợ chồng ông không ngừng phấn đấu vươn lên. Thuở mới vào nghề, ba mẹ mất sớm không một ai giúp đỡ về vốn nên mấy chỉ vàng cưới của hai vợ chồng bán sạch, mua được cái cối đá và cái nồi đồng, bác hàng xóm cho mượn được cái thau nhôm đựng bột, thế là bắt đầu mưu sinh đến nay đã 16 năm dài.

   Tuy bây giờ xã hội và công nghệ phát triển nhưng ông Chức vẫn giữ cách tráng mì truyền thống bằng phương pháp thủ công là dùng nồi đồng hấp cách thủy để ra từng lá mì. Nhưng với kiến thức ông học hỏi được cũng như kinh nghiệm 16 năm làm “chủ lò” mà ông đã hạn chế châm nước vào lò mỗi khi cạn. Ông dùng ống dây, canh độ hơi lên bao nhiêu là độ nước xuống bấy nhiêu, mực nước chết ban đầu vẫn như nhau, khi nhiệt độ lò nóng hơn thì lượng nước xuống nhanh hơn thì đó ông phải để ý đến lửa. Lửa ở đây ông chức nhốm bằng trấu hoàn toàn.Mấy lần có người nói ở Quế Sơn vài hộ sử dụng máy móc để tráng mỳ lá, ông Chức cũng chạy đến xem thử. Nhưng khi mua về ăn do bột chỉ được hấp một mặt, phần còn lại bị hở lá mỳ chín không đều nên ông không ưng ý. Để có những lá mì ngon, bước quan trọng đầu tiên là chọn gạo. Nhà ông chức chọn gạo ở Kế Xuyên (xã Bình Trung, Thăng Bình). Ông Chức cho rằng, gạo Kế Xuyên vừa sạch vừa chất lượng, gạo này xay bột đủ độ dẻo cần thiết để cho ra lá mì đúng chuẩn. Nhưng  quan trọng không kém là công đoạn ngâm gạo, ngâm từ 5  đến 7 giờ đồng hồ rồi vớt ra mang đi xay. Ngâm ít thời gian, lá mì tráng ra sẽ bị chua và rất nhanh thiu, còn ngâm lâu quá, mì sẽ bở, đặc biệt hơn bột khi xay ra trước khi tráng không bỏ một hóa chất kể cả muối tinh.

   Trung bình mỗi ngày, lò mì của ông Chức cho ra khoảng 250kg mỳ lá (vào những ngày rằm, mùng 1 âm lịch số lượng tăng lên khoảng 350 - 400kg). Mỗi ngày tiền bán mì hơn 1 triệu đồng, trừ chi phí nguyên liệu, công cán, ông Chức còn lời được 200-300 nghìn đồng. Ông Nguyễn Văn Phước - “mối ruột” của ông Chức nói:“ Làm đàn ông, chắc có ông Chức mới đủ kiên nhẫn và sự tỉ mỉ để gỡ được những lá mì như vậy , tôi thì chắc chịu                                                                                   

Bài và ảnh: Lê Tình

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19801229
Hôm nay
Hôm qua
5350
10160