A+ A A-

Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng Việt Nam

         

      Vào dịp tháng sáu hàng năm, những người làm báo cách mạng Việt Nam vui mừng tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam( 21/6). Cách đây 91 năm, vào ngày 21/6/1925, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam bằng việc sáng lập ra tờ báo thanh niên, số đầu ra ngày 21/6/1925. Ngày đó đã trở thành truyền thống của Báo chí cách mạng Việt Nam.

 

        Trong hơn 200 số báo thanh niên, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo 88 số đầu, khoảng thời gian từ tháng 6-1925 đến tháng 4-1927.

          Báo chí cách mạng Việt Nam từ ngày ra đời số báo in đầu tiên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, trải qua 90 năm đã lớn mạnh vượt bậc, với các loại hình loại báo chí: Báo in, báo phát thanh, báo hình, báo Internet.

          Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng là tài sản tinh thần to lớn và quan trọng của báo chí cách mạng Việt Nam, là cơ sở phương pháp luận cho hoạt động báo chí nước ta trong suốt tiến trình cách mạng. Việc học tập, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng trong điều kiện hiện nay là một nhân tố quan trọng hàng đầu bảo đảm cho sự phát triển vững vàng, tích cực của nền báo chí cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới.

          Trước hết phải đảm bảo mục đích hoạt động của báo chí cách mạng Việt Nam là phục vụ vô điều kiện nhiệm vụ chính trị của đất nước.

            Báo chí cách mạng Việt Nam là do Hồ Chí Minh sáng lập. Hồ Chí Minh coi hoạt động báo chí là một trong những phương thức hữu hiệu để thực hiện lý tưởng, hoài bão cách mạng. Bác bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng bằng viết báo, và cho đến tận cuối cuộc đời mình, Bác luôn dành thời gian, tâm huyết cho hoạt động báo chí. Nửa thế kỷ làm báo, Bác đã sáng lập và làm chủ nhiều tờ báo, đã viết hàng mấy nghìn bài bằng nhiều thể loại với hàng trăm bút danh cho trên 50 tờ báo và tạp chí xuất bản ở nước ngoài và trong nước.

          Trong bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ III của Hội nhà báo Việt Nam, Người khẳng định: “ Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng”. Tất cả những nhiệm vụ của cách mạng cũng là nhiệm vụ của báo chí, nhiệm vụ ấy bao trùm toàn bộ cuộc cách mạng, phục vụ mọi mặt đời sống xã hội, kinh tế, quốc phòng, quan hệ quốc tế. Hoạt động của báo chí do vậy, không thể bị giới hạn mà phải phong phú đa dạng để có thể đáp ứng nhiệm vụ chung của cách mạng, của đất nước, của dân tộc.

         Như vậy, mục tiêu, động cơ viết báo của Người luôn gắn liền với mục tiêu, hoạt động cách mạng. Mục tiêu đó là đấu tranh cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cho quyền tự do và hạnh phúc của nhân dân. Người nói: “Mục đích chung của chúng ta là xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, giữ gìn hoà bình thế giới”. Về trách nhiệm báo chí, theo Lênin: “Tờ báo không chỉ là người tuyên truyền tập thể, mà còn là người tổ chức tập thể. Vì vậy, nhiệm vụ của người làm báo là quan trọng và vẻ vang”.

        Vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra cho báo chí trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là đảm bảo được định hướng, góp phần giữ gìn, ổn định chính trị, xã hội.

          Báo chí là một phương tiện có sức mạnh to lớn trong việc hướng dẫn nhận thức, hình thành dư luận xã hội tích cực, đúng đắn trên cơ sở thông tin nhanh chóng, đầy đủ và phong phú về các sự kiện thời sự, các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở các cơ quan báo chí, bên cạnh việc thẳng thắn phê bình những tiêu cực trong xã hội, phải nêu thật nhiều gương người tốt, việc tốt tiêu biểu, nhiều điển hình tiên tiến nhằm mục tiêu giáo dục và thúc đẩy quần chúng noi theo.

          Báo chí đồng thời là kênh thông tin quan trọng phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân; phát hiện và phản ánh những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, giúp các cơ quan lãnh đạo nắm bắt và giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong xã hội.

          Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng Việt Nam phải đảm bảo giữ vững và phát huy các nguyên tắc của báo chí cách mạng.

          Đó là, nêu cao tính Đảng, tính chiến đấu của báo chí; đảm bảo tính nhân dân, đại chúng, tính sự thật, khách quan, tính thời sự và vai trò của báo chí trong đời sống cộng đồng; đảm bảo tính chân thực và tính đa dạng của báo chí cách mạng;

          Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta phải xây dựng đội ngũ những người làm báo trong tình hình hiện nay. Đó là xây dựng lập trường chính trị vững vàng; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ; giáo dục đạo đức nghề nghiệp và rèn luyện tác phong, đạo đức, lối sống. Học tập cách viết báo của Bác, chúng ta khắc ghi lời dạy của Bác trước khi đặt ngòi bút trên trang giấy hãy nhớ: Viết cho ai?, viết để làm gì?, viết như thế nào?.

          Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, học tập tư tưởng của Người về báo chí cách mạng Việt Nam, mỗi người làm báo chúng ta không ngừng tu dưỡng đạo đức, rèn luyện tác phong, lối sống và học tập, rèn luyện nâng cao nhận thức chính trị, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của những chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hoá tư tưởng.

Hoàng Thơ

 

 

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

22139972
Hôm nay
Hôm qua
6290
9246