A+ A A-

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh lở mồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh

       Nhằm tăng cường công tác phòng, chống bệnh lở mồm long móng gia súc trên địa bàn tỉnh, khống chế và ngăn chặn kịp thời các ổ dịch phát sinh, không để dịch lây lan, kéo dài; Ngày 01/12/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Công điện số 06/CĐ-UBND yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, thủ trưởng các ngành có liên quan khẩn trương thực hiện các biện pháp trọng tâm như sau:

        UBND các huyện, thị xã, thành phố: củng cố hệ thống báo cáo dịch bệnh từ cấp xã đến cấp huyện theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT, nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống dịch, đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời và cập nhật thường xuyên. Tăng cường giám sát phát hiện sớm ổ dịch, đặc biệt tại các khu vực nguy cơ cao như: Ổ dịch cũ, nơi tập trung mua bán, vận chuyển và giết mổ gia súc..., xử lý kịp thời khi còn trong diện hẹp. Kịp thời lấy mẫu gửi xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh khi có bệnh xảy ra, làm căn cứ lựa chọn loại vắc-xin phù hợp tiêm phòng khẩn cấp và bao vây ổ dịch theo đúng quy định. Chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp với ngành chuyên môn cấp huyện tổ chức phòng bệnh chủ động bằng vắc-xin LMLM đợt 2/2017 cho đàn trâu bò theo kế hoạch đã đề ra, đảm bảo ngưỡng phòng bệnh cho đàn trâu bò. Thực hiện Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng đợt 2 năm 2017 theo Công văn số 6092/UBND-KTN ngày 07/11/2017 của UBND tỉnh, kết thúc trong tháng 12/2017. Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, không để động vật, sản phẩm động vật mang mầm bệnh vào địa phương làm lây lan dịch bệnh. Tăng cường công tác quản lý giết mổ theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 21/01/2016 về việc đẩy mạnh công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các địa phương chưa làm tốt  công tác kiểm soát giết mổ như: Duy Xuyên, Thăng Bình, Hiệp Đức,...Chỉ đạo cơ quan truyền thông tuyên truyền rộng rãi tại địa phương về nguy cơ phát sinh dịch bệnh LMLM gia súc trên địa bàn và tác hại lâu dài về kinh tế, môi trường nếu dịch bệnh xảy ra; người chăn nuôi cần báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên ngành Thú y khi phát hiện gia súc có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh LMLM; không buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ gia súc mắc bệnh, gia súc chết...Khi có bệnh LMLM xảy ra, tổ chức tiêm phòng khẩn cấp và tiêm phòng bao vây ổ dịch đồng thời áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh LMLM theo đúng quy định. Chỉ đạo UBND cấp xã quản lý chặt chẽ các ổ dịch. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật.

        Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Phối hợp với các địa phương tổng hợp tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm định kỳ và đột xuất báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để chỉ đạo. Chuẩn bị đầy đủ vật tư, vắc-xin, hóa chất để cung ứng kịp thời cho các địa phương phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Duy trì chế độ trực 24/24 tại Trạm Kiểm dịch động vật Dốc Sỏi và phối hợp chặt chẽ với Trạm Kiểm dịch động vật Hòa Phước - thành phố Đà Nẵng để kiểm soát chặt chẽ việc nhập gia súc vào địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Phối hợp với các địa phương lấy mẫu gửi chẩn đoán xét nghiệm serotyp gây bệnh LMLM tại thực địa để phục vụ công tác chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

       Sở Tài chính phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh trình Chính phủ về kinh phí mua vắc-xin Chương trình 30a, Chương trình LMLM quốc gia để tiêm phòng cho đàn gia súc năm 2018 theo quy định. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh bổ sung kịp thời kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh LMLM gia súc.

        Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Quảng Nam, Cổng thông tin điện tử tỉnh tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để phổ biến rộng rãi trong nhân dân về kiến thức pháp luật và các biện pháp kỹ thuật trong phòng, chống dịch bệnh LMLM; về quyền lợi, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tiêm vắc-xin LMLM chủ động phòng bệnh cho đàn gia súc, nhằm giảm thiểu nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh, hạn chế thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi và ngân sách nhà nước.

       Các thành viên Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, có trách nhiệm phối hợp với ngành Nông nghiệp và PTNT, chính quyền các cấp để triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh LMLM trên địa bàn./.

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19803693
Hôm nay
Hôm qua
7814
10160