A+ A A-

Công điện chủ động ứng phó bão Noru

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN DUY XUYÊN điện:

          Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện;

          Thủ trưởng các Cơ quan, Ban, ngành;

          Chủ tịch UBND các xã, thị trấn;

          Theo bản tin dự báo của các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn; đêm ngày 25/9, bão Noru vào biển Đông với sức gió cấp 9-10, giật cấp 13 và có xu hướng mạnh thêm; đến ngày 27/9, sáng ngày 28/9 dự kiến khả năng bão đổ bộ khu vực miền Trung với sức gió vùng gần tâm bão cấp 10-11, giật cấp 14. Do ảnh hưởng của bão, từ trưa và chiều 25/9, ở vùng biển phía Đông khu vực Bắc và Giữa Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8­, cấp 9,giật cấp11; cấp độ rủi ro thiên tai trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc và Giữa Biển Đông: cấp 3.

          

        Để chủ động đối phó với diễn biến của bão, Chủ tịch UBND huyện yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện, thủ trưởng các ngành và chủ tịch UBND xã, thị trấn triển khai thực hiện một số nội dung sau:

          Thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến bão, thời tiết qua các bản tin dự báo, cảnh báo của cơ quan khí tượng thủy văn; trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử http://pctt.quangnam.vn,trang Facebook Thông tin phòng chống thiên tai Quảng Nam, thông tin lượng mưa tại các trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng thông qua ứng dụng VRAIN trên điện thoại di động và địa chỉhttp://Vrain.vn để chủ động ứng phó kịp thời các tình huống có thể xảy ra. Tổ chức công tác truyền thông, thông tin kịp thời đến người dân biết để chủ động các biện pháp phòng tránh. Chủ động chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó theo chức năng, nhiệm vụ được giao trong Phương án ứng phó với thiên tai theo các cấp độ rủi ro trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn huyện năm 2022.

          UBND các xã Duy Hải, Duy Nghĩa, Duy Vinh:

          Quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm theo dõi tàu thuyền đang hoạt động trên biển, tiếp tục thông báo cho tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển biết diễn biến, hướng di chuyển và vị trí của bão để chủ động di chuyển vào bờ, tìm nơi trú ẩn an toàn, không đi vào phạm vi ảnh hưởng hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm;

          Chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản của người dân trên các lồng bè và khu vực nuôi trồng thủy, hải sản.

          Hướng dẫn các tàu, thuyền đã vào bờ hoặc vào khu neo đậu tránh bão trên địa bàn tổ chức sắp xếp neo đậu chắc chắn, an toàn nhằm tránh va đập do ảnh hưởng của gió bão; hướng dẫn di chuyển, gia cố đảm bảo an toàn các lồng bè nuôi trồng thủy sản, hải sản.

          Chủ tịch UBND các xã, thị trấn:

          Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi (trên các phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng xã hội, loa,...) về phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro đến cộng đồng để người dân biết, chủ động ứng phó;

          Phát huy phương châm “bốn tại chỗ” trong công tác phòng, chống thiên tai; triển khai lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở địa phương giúp người dân di chuyển đến tạm trú nơi an toàn; sẵn sàng thực hiện cứu nạn, cứu hộ người dân nơi khó khăn;

          Huy động mọi lực lượng hỗ trợ người dân và các cơ quan đóng trên địa bàn tổ chức chằng chống nhà cửa, trụ sở làm việc, kho tàng, các trường học, cơ sở y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng, chằng néo và có các biện pháp bảo vệ trụ ăng ten,. đảm bảo an toàn; cắt tỉa cành, chằng chống cây tránh ngã đổ; khai thông cống rãnh để hạn chế thiệt hại do bão gây ra.

          Đối với các địa phương có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, trượt lở đất đá cần tổ chức tuyên truyền, khuyến cáo người dân chủ động quan sát khi thấy các dấu hiệu bất thường như: nứt đất, nứt nhà, cây nghiêng, nước chảy sườn đồi chuyển màu,... cần chủ động di chuyển đến nơi an toàn;

          Rà soát, sẵn sàng bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn, nghiêm cấm người và phương tiện đi lại trên những tuyến đường bị ngập sâu, nước chảy xiết, ngầm, tràn; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

          Tổ chức kiểm tra, rà soát phương án đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du hồ chứa; chỉ đạo các đơn vị quản lý hồ chứa nước thực hiện kiểm tra, quan trắc đập để kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố có thể xảy ra; sẵn sàng phương án ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

          Tổ chức kiểm tra các tuyến đê biển, đê cửa sông; triển khai phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu, gia cố các vị trí đê, kè có nguy cơ mất an toàn trước khi bão đổ bộ; sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện để hộ đê, kịp thời xử lý khi cớ tình huống xảy ra, đảm bảo an toàn đê điều.

          Thông báo cho các chủ đầu tư, đơn vị thi công công trình, nhất là các công trình đang thi công ở ven sông, trên sông, trên biển, các hồ chứa nước, chủ các phương tiện vận tải thủy, các đơn vị khai thác khoáng sản biết thông tin về tình hình bão và mưa lũ để chủ động các biện pháp bảo đảm an

          Công an huyện triển khai lực lượng tại các tuyến giao thông huyết mạch để hướng dẫn, phân luồng, phân tuyến các phương tiện giao thông cơ giới đi lại an toàn; nghiêm cấm các phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt các phương tiện chở người qua lại khi có bão.

          Phòng Kinh tế - Hạ tầng phối hợp với các địa phương chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư kịp thời khắc phục ngay các điểm bị sạt lở đất đá, cây cối ngã đổ trên đường bảo đảm thông tuyến, đi lại an toàn.

          Ban Chỉ huy Quân sự huyện phối hợp với các lực lượng trên địa bàn chủ động triển khai lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ người dân kịp thời khi có bão, lũ; giúp các địa phương thực hiện công tác sơ tán dân khi có tình huống xấu xảy ra.

          Phòng Giáo dục và Đào tạo, các địa phương và các Trường học chủ động quyết định cho học sinh nghỉ học tùy tình hình thực tế diễn biến của bão.

          Phòng Văn hóa- Thông tin chỉ đạo các biện pháp bảo vệ trụ ăng ten trên địa bàn; sẵn sàng xử lý các sự cố thông tin liên lạc, đảm bảo liên tục, thông suốt trước, trong và sau bão.

          Chi nhánh Điện lực Duy Xuyên bố trí lực lượng sẵn sàng xử lý các sự cố về điện.

          Các Ban Quản lý dự án thông báo cho các đơn vị thi công công trình, nhất là các công trình đang thi công ở ven sông, trên sông, trên biển, các hồ chứa nước biết thông tin về tình hìnhbão, mưa lớn để chủ động các biện pháp ứng phó, có phương án đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị, vật tư tại công trình.

          Trung tâm Văn hóa Thể thao - Truyền thanh, truyền hình huyện, Đài Truyền thanh các địa phương tăng cường thời lượng, thường xuyên đưa tin về tình hình diễn biến thiên tai; phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng ứng phó, các biện pháp phòng tránh về bão, mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất và công tác chỉ huy ứng phó của các cấp chính quyền địa phương để người dân biết, chủ động phòng tránh.

          Các lực lượng cứu nạn, cứu hộ duy trì lực lượng và phương tiện, sẵn sàng ứng phó khi có yêu cầu.

          Các đơn vị quản lý hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện thực hiện trực ban 24/24 giờ; kiểm tra, quan trắc đập, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố; theo dõi chặt chẽ diễn biến lượng mưa, mực nước các hồ chứa nước, thường xuyên báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên.

          Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các địa phương tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ để kịp thời chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục; thường xuyên báo cáo về UBND huyện, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện theo dõi, chỉ đạo./.

 

 

 

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

18660120
Hôm nay
Hôm qua
746
2341