A+ A A-

Hưởng ứng “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2017

   

    Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm huyện Duy Xuyên vừa triển khai kế hoạch thực hiện “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2017. Theo đó, “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” kéo dài từ ngày 15/4 đến ngày 15/5/2017, với chủ đề: “Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn;Kiểm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu”.  

   Theo đó, tháng an toàn vệ sinh thực phẩm là nhằm mục tiêu làgiải quyết căn bản bức xúc nổi cộm hiện nay là sử dụng hóa chất hay cồn công nghiệp trong sản xuất rượu, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; đảm bảo an toàn thực phẩm tươi sống, trọng tâm giảm thiểu rõ nét mức tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, quả; tồn dư hóa chất, kháng sinh, ô nhiễm vi sinh vật trong thịt, thủy sản nuôi nhằm cải thiện niềm tin cho người tiêu dùng thực phẩm nông sản, thủy sản. Nâng cao ý thức chấp hành chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rượu, các thực phẩm tươi, sống. Giảm thiểu tình trạng lạm dụng rượu. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, nhập khẩu, lưu thông, buôn bán thực phẩm tươi sống, đặc biệt là các cơ sở giết mổ, cơ sở sơ chế, chế biến, cung ứng rau, thịt, thủy sản. Tăng cường thanh tra, kiểm tra sản xuất, kinh doanh rượu; đặc biệt tại các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, các làng nghề. Giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn nói chung và rượu, rau, thịt, thủy sản tươi sống nói riêng.

   Trước hết là phải gây nhận thức đúng đắn cho người tiêu dùng về an toàn vệ sinh thực phẩm, muốn vậy phải đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, chiến dịch truyền thông về bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm, tạo diễn đàn trao đổi sâu rộng giữa các nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về sản xuất, kinh doanh rượu, thực phẩm rau, thịt theo pháp luật. Quản lý kinh doanh rau, thịt, thủy sản tươi sống trong các chợ đầu mối, cửa hàng chuyên doanh, chợ bán lẻ, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu rượu, rau, thịt, thủy sản tươi sống.

   Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và kiến thức khoa học về vệ sinh an toàn thực phẩm, tác hại của thực phẩm không an toàn; giám sát, hướng dẫn các mô hình sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; mở rộng diện tích trồng rau an toàn, tăng các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bảo đảm an toàn thực phẩm; tuyên truyền vận động nhân dân trong việc tố giác các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng tạp chất, chất cấm, tiêu thụ, vận chuyển thực phẩm không an toàn đến các cơ quan chức năng.

   Các cấp chính quyền và cơ quan chức năng cần phối hợp với các cơ quan truyền thông thông tin đến người dân kết quả thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm, trong đó công khai tên các cơ sở cung cấp rượu, các sản phẩm rau, thịt không đảm bảo an toàn, các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, các bếp ăn tập thể sử dụng rau, thịt không đảm bảo an toàn. Đồng thời biểu dương các cơ sở cung cấp rượu, các sản phẩm rau, thịt đảm bảo an toàn, các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, các bếp ăn tập thể sử dụng rau, thịt đảm bảo an toàn.

   Các cấp ủy, chính quyền huy động các ban, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức tuyên truyền lồng ghép tại các hội nghị của các ngành, trên các phương tiện thông tin, hệ thống loa truyền thanh ở xã, thị trấn tham gia tuyên truyền an toàn thực phẩm. Bên cạnh, chính quyền các cấp, quản lý nhà hàng, quán ăn, ban quản lý chợ, chợ đầu mối, khu du lịch, khu công nghiệp.

   Đối với người tiêu dùng phải có sự hiểu biết vềcách sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu dùng rượu, rau, thịt, thủy sản an toàn: Nói không với sử dụng hóa chất, cồn công nghiệp trong sản xuất rượu, chất cấm trong chăn nuôi; thực hiện tốt các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, phụ gia; điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sơ chế, chế biến rau, thịt, thủy sản tươi sống; vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; tuyên truyền phòng ngừa ngộ độc rượu.

   Người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng nhận thức rõ trách nhiệm của trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Hoàng Thơ biên soạn

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19804596
Hôm nay
Hôm qua
8717
10160