Quần thể di tích Chăm- Mỹ Sơn từng là trung tâm tôn giáo cực thịnh của vương quốc Chămpa,được các triều đại vua chúa xây dựng trong một thời gian dài từ thế kỷ IVđến thế kỉ thứ XIII, làmột minh chứng sống, sinh động khẳng định một nền văn minh phát triển rực rỡ trong khu vựcvà trên thế giới, vì những giá trị nổi bật đó mà cách đây hơn 20 năm, vào ngày 4 tháng 12 năm1999. Mỹ Sơn được vinh danh là Di sản Văn hóa thế giới. Vì được xem là một bảo tàng về văn hóa, nghệ thuật kiến trúc ở ngoài trời nên Khu đền tháp Mỹ Sơn chịu sư tác động bất lợi rất lớn của tự nhiên và của con người. Trong công cuộc quản lý, bảo tồn các giá trị di sản hiện nay, di sản văn hóa đang đối diện với các nguy cơ trực tiếp và gián tiếp tác động đến sự bền vững. Những tác động của tự nhiên, môi trường, điều kiện thời tiết bất lợi, sự can thiệp tàn phá của con người đều tác động ở một mức độ nào đó đến sự tồn tại của chúng, đặc biệt những di sản về văn hóa. Đây là những di sản được hình thành nên bởi con người, tàn phá hay gìn giữ di sản phần lớn cũng do chính con người. Nếu chỉ xét về tác động của con người ở góc độ bất lợi cho di sản thì so với tác động của thiên nhiên, tác động của con người tàn phá nhiều hơn gấp nhiều lần (minh chứng về tàn phá của chiến tranh năm 1969). Chính vì những điều đó đã cho thấy, di sản được gìn giữ, phát triển hay bị tàn phá, biến thành phế tích đều có vai trò rất to lớn của cộng đồng, mà trước hết là cộng đồng cùng hoạt động sinh sống và sản xuất trong vùng di sản. Hiểu rất rõ và ý thức sâu sắc về điều đó nên trong những năm qua, huyện Duy Xuyên, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ sơn đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm gìn giữ tài nguyên quý giá này. Trong đó, hai biện pháp cơ bản, không thể thiếu và có tính quyết định là giáo dục, tuyên truyền về Di sản và chia sẻ lợi ích từ Di sản để không chỉ hạn chế, loại bỏ sự tác động bất lợi của cộng đồng mà còn làm cho cộng đồng tích cực bảo vệ gìn giữ di sản. Với sự quyết tâm, công tác tuyên truyền về giá trị di sản được địa phương những năm qua được thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả. Các hình thức tuyên truyền sâu rộng các văn bản pháp luật như Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới năm 1972, Luật Di sản văn hóa Việt Nam năm 2001 và sửa đổi bổ sung năm 2009 và các văn bản liên quan qua hoạt động lễ hội, sinh hoạt cộng đồng. Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, đài tuyền thanh-truyền hình Duy Xuyên. (Chương trình hàng tuần theo chủ đề “ Bạn hãy cùng chúng tôi bảo tồn và phát huy giá trị Mỹ Sơn”). Đặc biệt, là đưa giáo dục di sản vào trong trường học bằng các hình thức như biên soạn giáo trình đưa vào giảng dạy trong trường học thông qua các buổi học về di sản và sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Mỹ Sơn như “Em yêu di sản quê em”, thi vẽ tranh, thuyết trình, thuyết minh di sản.
Một hình thức có ý nghĩa trong công tác tuyên truyền được quan tâm trong thời gian qua là thông qua các chuyên gia thực hiện các dự án hợp tác quốc tế về nghiên cứu, bảo tồn và trùng tu di tích, hình ảnh các chuyên gia đến từ Italia, Ấn Độ, Nhật Bản không quản nắng mưa khắc nghiệt, miệt mài lao động nghiêm túc đã tác động đến nhận thức của cộng đồng, những chủ nhân thực thụ của di sản nhận thấy trách nhiệm của mình trong việc chung tay gìn giữ tài sản chung này. Chính những hình ảnh các chuyên gia đến từ các Quốc gia xa xôi với tấm lòng, nhiệt huyết đã truyền tình yêu, lòng tự hào và trách nhiệm trong giữ gìn Di sản. Từ đó góp phần làm cho cộng đồng hiểu biết về các giá trị to lớn về văn hóa, nghệ thuật và giá trị kinh tế của khu di sản mang lại.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, việc gắn cộng đồng cùng tham gia quản lý, gìn giữ và chia sẻ lợi ích có một vai trò hết sức quan trọng trong quản lý bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Mỹ Sơn. Huyện Duy Xuyên, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn luôn quan tâm, tạo môi trường, điều kiện để cộng đồng tham gia trực tiếp vào quá trình quản lí, bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Từ việc ưu tiên trong tuyển dụng con em địa phương vào làm việc tại Ban Quản lý đến việc quan tâm công tác đào tạo, dạy nghề trùng tu để người dân địa phương, đa phần là nông dân tham gia trực tiếp vào các dư án trùng tu di tích. Đặc biệt là chia sẻ lợi ích từ việc phát huy giá trị di sản mang lại.
Ngoài hỗ trợ trực tiếp mang lại lợi ích trước mắt, các hoạt động hỗ trợ, đóng góp xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng địa phương xung quanh vùng di sản cũng được quan tâm chăm lo thông qua các hoạt động hỗ trợ kinh phí, các hoạt động văn hóa văn nghệ như biểu diễn nghệ thuật dân gian Chăm (do Phòng Văn hóa Nghệ thuật Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn thực hiện) trong các sự kiện do chính quyền địa phương vận động như văn nghệ gây quỹ người nghèo, văn nghệ Mừng Đảng, đón Xuân, xây dựng Nông thôn mới…
Những biện pháp tích cực và có ý nghĩa trên đã mang lại những kết quả hết sưc tích cực. Việc bảo tồn, gìn giữ di sản Mỹ Sơn đã thực sự có sự chung tay, đóng góp của cộng đồng từ đó loại bỏ hoàn toàn sự tác động có hại của con người vào di tích. Góp phần làm cho di tích đã vượt qua thời kì đổ nát và phục sinh từng ngày. Diện tích rừng và cảnh quan xung quanh được gìn giữ, đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng ngày càng được nâng cao.
T.Minh