A+ A A-

Hợp tác quốc tế trong bảo tồn di sản Mỹ Sơn

        Với sự hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật từ các tổ chức, chính phủ một số nước, nhiều công trình kiến trúc tại Khu đền tháp Mỹ Sơn đã hồi sinh vững chắc, qua đó càng khẳng định sự cần thiết và tính hiệu quả trong hợp tác quốc tế đối với công tác bảo tồn di sản.

          Dá»± án bảo tồn nhóm tháp K do Chính phủ Ấn Độ hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật

ự án bảo tồn nhóm tháp K do Chính phủ Ấn Độ hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật. Ảnh: V.L         

         Hiệu quả

        Kể từ khi người Pháp lần đầu phát hiện ra khu đền tháp (1898), đến nay lịch sử trùng tu Mỹ Sơn (Duy Phú, Duy Xuyên) đã trải qua hơn trăm năm. Dù vậy, dấu ấn hợp tác quốc tế ở Mỹ Sơn chỉ mạnh mẽ từ khoảng những năm 80 của thế kỷ trước với việc cố kiến trúc sư Kazimier kwiatkowski (1944 - 1997) thuộc Cơ quan Liên hiệp Xí nghiệp bảo tồn di tích Ba Lan tới làm việc tại Mỹ Sơn (1980 - 1994), tiến hành gia cố chống đỡ các tháp D1, D2.

          Tiếp đến, năm 2003 dự án bảo tồn nhóm tháp G do UNESCO, thông qua Quỹ Lerici Foundation thuộc Đại học Bách khoa Milan, phối hợp với Bộ Văn hóa - thông tin (nay là Bộ VH-TT&DL) thực hiện. Qua hơn 10 năm triển khai, dù chưa phải hoàn hảo nhưng kết quả hợp tác đã góp phần quan trọng hồi sinh dáng vẻ ban đầu của những đền tháp, đặc biệt là tháp G1. Các mảng tường, tường bao được gia cố ổn định, bậc cấp lên tháp được trùng tu hoàn chỉnh, góp phần phục hồi lại dáng vẻ hài hòa cho kiến trúc, giúp tạo thêm điểm tham quan mới cho du khách khi đến Mỹ Sơn.

         Thông qua các dá»± án hợp tác quốc tế đã giúp đào tạo ra đội ngÅ© công nhân trùng tu di sản lành nghề

Thông qua các dự án hợp tác quốc tế đã giúp đào tạo ra đội ngũ công nhân trùng tu di sản lành nghề. Ảnh: V.L         

        Tiếp nối những thành công của hợp tác đối ngoại, tháng 2.2017 dự án bảo tồn 3 nhóm tháp K, H, A trong khuôn khổ Dự án Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ về bảo tồn, tôn tạo Khu Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn do các chuyên gia đến từ Cơ quan Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) thực hiện cũng bắt đầu khởi động. Dù vẫn còn một số “lợn cợn” trong quá trình triển khai dự án, nhưng một lần nữa minh chứng sự cần thiết và hiệu quả trong hợp tác quốc tế về trùng tu di sản Mỹ Sơn. 

         Ông Hồ Tấn Cường - Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL nhìn nhận, một trong những thành công của Mỹ Sơn thời gian qua chính là hợp tác quốc tế trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Nổi bật là sự tiếp nhận và hợp tác với các tổ chức quốc tế như UNESCO, JICA (Nhật Bản), Lerici Fondation (Italia)… Ngoài ra, sự hợp tác còn thể hiện trên các lĩnh vực bảo vệ cảnh quan, sinh thái, môi trường; phòng chống cháy rừng; rà phá bom mìn; xử lý chất độc hóa học… góp phần làm cho Mỹ Sơn đẹp và an toàn hơn. “Có thể xem Khu đền tháp Mỹ Sơn là một trong những hình mẫu về hợp tác quốc tế trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản” - ông Cường nói.

         Sá»± đóng góp về kỹ thuật của các chuyên gia nước ngoài trong quan hệ hợp tác quốc tế rất quan trọng

          Thúc đẩy hợp tác quốc tế

         Theo ông Phan Hộ - Giám đốc Ban Quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Ban Quản lý), đối ngoại luôn là lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng suốt hơn 20 năm qua, kể từ khi thành lập Ban Quản lý di tích và du lịch Mỹ Sơn (nay là Ban Quản lý Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn). “Việc trùng tu di sản đòi hỏi về kiến thức, kỹ thuật cao cũng như nguồn kinh phí tương đối lớn nên rất cần chuyên gia quốc tế cũng như nguồn kinh phí tài trợ từ nước ngoài. Do vậy, hợp tác đối ngoại để thực hiện công việc trùng tu, phát huy di tích là cần thiết và cấp bách. Không có hợp tác quốc tế chắc chắn công tác trùng tu bảo tồn di tích Mỹ Sơn sẽ khó thực hiện tốt được” - ông Hộ khẳng định.

          Chỉ riêng năm 2018, hàng loạt chương trình, hoạt động hợp tác quốc tế đã được Ban Quản lý thực hiện. Điển hình, có thể kể đến việc đón tiếp các đoàn khảo sát, chuyên gia và Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam đến Mỹ Sơn nghiên cứu, làm việc; đón tiếp tiến sĩ Aleksei Pakhnevich (Nga) đến nghiên cứu, thử nghiệm gạch tại Khu di tích Mỹ Sơn; ký kết bản ghi nhớ giữa Ban Quản lý và Trung tâm Nghiên cứu văn hóa quốc tế Ấn Độ về chuyển thể và dịch văn bia Chăm; duy trì trao đổi hợp tác với UNESCO thông qua Văn phòng UNESCO Hà Nội…

          Sá»± hồi sinh của Khu đền tháp Mỹ SÆ¡n có sá»± đóng góp quan trọng từ sá»± hợp tác quốc tế

Sự hồi sinh của Khu đền tháp Mỹ Sơn có đóng góp quan trọng từ sự hợp tác quốc tế. Ảnh: V.L         

        Theo ông Hộ, những kết quả đạt được trong quá trình hợp tác quốc tế thời gian qua sẽ tạo tiền đề tốt để Ban Quản lý tiếp tục đẩy mạnh hợp tác đối ngoại trong năm 2019 và những năm tiếp theo. Tuy vậy, công tác đối ngoại cũng gặp một vài hạn chế, khó khăn do vai trò, vị trí của Ban Quản lý không tương xứng với các tổ chức quốc tế (đơn vị sự nghiệp thuộc huyện) khiến quan hệ đối ngoại phải thực hiện theo quy định hoặc thông qua các cấp ngành khác dẫn đến vướng thủ tục, tốn nhiều thời gian… “Dù có khó khăn trong công tác đối ngoại nhưng với một số công việc, hoạt động nếu nhận thấy sự hợp tác giữa Ban Quản lý và các đối tác quốc tế được phép thì Mỹ Sơn cũng sẽ chủ động làm nhằm thúc đẩy hơn việc hợp tác quốc tế” - ông Hộ chia sẻ.

        Lịch sử hình thành và phát triển Khu đền tháp Mỹ Sơn đến nay đã hơn nghìn năm với hơn 70 đền tháp từng hiện diện mà ngày nay còn có thể biết được. Tuy nhiên, trải qua biến động thời gian, chiến tranh, thiên nhiên tàn phá, số đền tháp nguyên vẹn còn lại không nhiều. Do đó, việc hợp tác quốc tế trong bảo tồn trùng tu những công trình kiến trúc tại Mỹ Sơn có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết, để Mỹ Sơn hồi sinh vững chắc và rạng rỡ hơn trong thời gian tới.

VĨNH LỘC

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19846319
Hôm nay
Hôm qua
2029
5907