A+ A A-

Du lịch Mỹ Sơn: Trăn trở phát huy giá trị di sản hướng đến cộng đồng

       Bên cạnh nỗi lo nhiều hạng mục xuống cấp, có nguy cơ đổ sụp nhưng thiếu kinh phí bảo tồn, di tích Mỹ Sơn đang đối mặt với thách thức khác là không “kéo” được khách du lịch về với di sản, xa hơn là người dân địa phương chưa được hưởng lợi nhiều từ khai thác du lịch cộng đồng. Đó là mối trăn trở được đưa ra bàn luận tại Hội thảo Đối thoại hợp tác khai thác sản phẩm làng du lịch cộng đồng Mỹ Sơn do BQL di tích và du lịch Mỹ Sơn, Tổ chức Lao Động quốc tế (ILO), Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và Cty CP du lịch Trà Kiệu phối hợp tổ chức vào ngày 13.11.

       Trăn trở vừa phát triển, vừa gìn giữ

      Nhằm khắc phục tình trạng du khách đến Mỹ Sơn chỉ biết ngắm nghía di tích rồi về, năm 2013, làng du lịch cộng đồng (homestay) với sự tài trợ của ILO được triển khai ở thôn Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam). Mục tiêu chính của mô hình là giúp người dân địa phương được hưởng lợi việc khai thác du lịch. Tuy nhiên, qua 3 năm thực hiện, mô hình này gần như “ngủ yên”, chưa thu hút được nhà đầu tư có năng lực nhằm phát huy tiềm năng văn hóa, sinh thái của địa phương. Bên cạnh đó, theo ông Võ Văn Xoa (đại diện BQL làng du lịch cộng đồng Mỹ Sơn), mô hình này muốn tạo nên một điểm nhấn cũng khó. Lý do là không gian, môi trường đường làng cũng chưa được cải thiện. Cảnh quan quanh làng chưa được hỗ trợ tư vấn nhiều. Văn hóa văn nghệ chỉ mới tổ chức được bài chòi, còn chưa làm được gì sinh động hơn.

      Ký biên bản ghi nhớ hỗ trợ khách giữa cộng đồng và doanh nghiệp 

      Ký biên bản ghi nhớ hỗ trợ khách giữa cộng đồng và doanh nghiệp.

       Ông Phan Hộ - Trưởng BQL di tích và du lịch Mỹ Sơn - cho biết: “Ngoài việc phát huy giá trị của di tích để mang lại lợi ích cho đất nước, cộng đồng thì chúng tôi còn phải bảo vệ, gìn giữ di tích, chống lại sự xâm phạm. Đó là nhiệm vụ “bất di bất dịch”. Do đó, trong quá trình phát triển du lịch dịch vụ thì điều đầu tiên phải tính đến là tránh xâm hại đến di tích”. Hiện nay, du khách đang vào di tích bằng tất cả các loại động cơ và vào trong vùng lõm. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến di tích. Ảnh hưởng không chỉ về mặt kiến trúc, xâm hại trực tiếp mà còn phá hủy về mặt tinh thần, độ linh thiêng tại đây.

 

 

       Sẽ khó tồn tại nếu không thay đổi

       Ông Võ Bảy - Phó Chủ tịch Liên minh HTX Quảng Nam - cho rằng mô hình du lịch cộng động Mỹ Sơn qua 2 năm hoạt động đem lại kết quả quá khiêm tốn. Nếu không có sự đầu tư, quan tâm đúng mực từ chính quyền đến doanh nghiệp, vài năm nữa, mô hình này có nguy cơ “giải thể”. Theo ông Bảy, làng homestay Mỹ Sơn có tính cố kết không bền vững. Các nơi thực hiện thì có bề dày về văn hóa, còn ở đây các xã tập trung về. Trong quá trình hoạt động, sự hợp tác giữa các bên chưa cao, vốn đầu tư quá ít. Làng đề ra 8 dịch vụ nhưng chỉ làm một số cái mà cũng sơ sài, không đáp ứng được nhu cầu của du khách. Mục đích khách đến không chỉ ở mà cần được chơi để tìm hiểu về phong tục tập quán. Trong khi đó, năng lực quản lý điều hành kỹ năng, năng lực chưa đâu vào đâu. “Nếu mạnh ai nấy làm thì không làm được du lịch cộng đồng. Giữa các tổ hợp tác và người dân phải thực sự tự nguyện, không áp đặt. Chỉ có như vậy khi thất bại, thành công ai cũng vui mới làm tiếp được. Vấn đề này cần làm từ từ, làm từng bước, sức của mình có hạn, không phân tán nguồn lực mới hy vọng đạt hiệu quả” - ông  Bảy nói.

      Ký biên bản ghi nhớ giữa cộng đồng và Ban quản lý di tích và du lịch Mỹ Sơn

Ký biên bản ghi nhớ giữa cộng đồng và Ban quản lý di tích và du lịch Mỹ Sơn.     

      Bà Nguyễn Thị Huyền - Điều phối viên quốc gia dự án ILO - cho biết: “Từ hỗ trợ đào tạo, đưa các nhân sự, thành viên đi tham quan các mô hình, những gì làm được chúng tôi đã làm hết sức. Thời gian tới, bên cạnh sự hỗ trợ đắc lực của chính quyền, tôi kêu gọi cộng đồng tự lực, không chờ đợi, ỷ lại, có tầm nhìn xa hơn, không phải bám víu cái lợi trước mắt”. Bà Huyền cho rằng, làng homestay Mỹ Sơn cần xây dựng sản phẩm theo hướng trung thực, không nặng quản lý quá trình diễn, làm cho du khách cảm thấy quá xa lạ với cuộc sống bản địa. Đặc biệt là phải khắc phục tình trạng sản phẩm du lịch cộng đồng nhưng các doanh nghiệp lại thiếu thông tin như hiện nay.

       Theo ông Hộ, để phát huy giá trị di tích Mỹ Sơn mà hướng đến cộng đồng, giúp cho cộng đồng cùng hưởng lợi, huyện Duy Xuyên đã có một chương trình riêng, gắn với 4 ưu tiên đối ngoại, đó là huyện ủy, UBND huyện, các ngành của huyện, Sở VHTTDL, Cục Di sản (Bộ VHTTDL) và UNESSCO; cộng đồng các doanh nghiệp; giới truyền thông và cuối cùng là chính quyền và dân cư vùng di sản.

Nhiệt Băng- Phước Bình

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19817286
Hôm nay
Hôm qua
12659
8748