A+ A A-

Dịch vụ lưu trú ở Mỹ Sơn: Lấy gì để... định vị?

           Nhiều năm qua, việc tìm cách giữ chân khách lưu trú tại Mỹ Sơn vẫn là bài toán khó.

  

Mùa này du khách đến tham quan di tích Mỹ Sơn rất đông. Ảnh: T.Việt

          Khu di tích Mỹ Sơn vừa công bố thêm một phát hiện khảo cổ học lần đầu tiên được tìm thấy. Đó là con đường dẫn từ khe Thẻ vào tháp K và dự đoán đường này sẽ dẫn vào trung tâm quần thể di tích ở tháp E, F. Giới nghiên cứu đánh giá, phát hiện này là mới lạ, độc đáo, sẽ khiến giá trị văn hóa - lịch sử khu đền tháp này tăng thêm.

          Lâu nay, phải nói là gần 20 năm qua, câu chuyện làm thế nào để giữ khách lưu trú ở Mỹ Sơn, nói mãi không ra. Còn nhớ cuối thập niên 80 thế kỷ trước, câu chuyện quy hoạch Mỹ Sơn đã được đặt ra, trong đó có nói vấn đề này, nhưng rồi làm không được.

          Cách đây hơn 5 năm, làng homestay bên ngoài khu vực tháp cũng đã được thực hiện theo dự án tài trợ của nước ngoài nhưng kết quả không đạt như mong muốn. Khách sạn tại đó cũng có, nhưng khách ít. Nói gọn, khách không lưu trú đêm tại Mỹ Sơn.

          Lý giải vấn đề này, ông Nguyễn Công Khiết - Phó Giám đốc Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn cho rằng, khó làm được vì thiếu văn hóa bản địa.

          Homestay, đúng nghĩa là trải nghiệm cùng người bản địa về sinh hoạt, ăn uống, thưởng thức các giá trị dân gian của họ. Chưa nói ở đây phải có khu vui chơi. Dân khu vực này, đa phần là đi kinh tế mới, bề dày văn hóa truyền thống được thiết lập hiếm hoi.

          Nếu khách hỏi rằng ở lại, thưởng thức gì về văn hóa bản địa của người Chăm, thì bó tay. Vì vậy dễ hiểu, đến nay mọi cố gắng giữ khách qua đêm đều bất thành.

          Khách đến Mỹ Sơn, thời điểm này rất đông, quý I/2024 khoảng 130.000 lượt khách. Khu vực chờ lên xe phía trong cổng vào, theo ông Khiết, sẽ tiến hành quy hoạch lại, phù hợp với cảnh quan, chứ không phải kẻ đứng trong mát người gồng dưới nắng chờ qua cổng lên xe.

          Ngay cả khu vực biểu diễn nghệ thuật, lúc mới làm, dự kiến chừng 200 khách, thì nay quá tải, anh chị em diễn viên phải tăng tần suất biểu diễn lên nhiều lần.

          Theo lãnh đạo Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn, khi quy hoạch, sẽ làm luôn công viên vườn tượng, trong đó 3 người có công lớn với Mỹ Sơn được dựng tượng là kiến trúc sư Kazik, nhà khảo cổ người Pháp là Henri Parmentier và nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng Hồ Nghinh. Tất cả tạo ra một không gian bên ngoài tháp rộng rãi, hấp dẫn để chào đón du khách.

          Giữ khách lưu trú tại các địa điểm văn hóa, lịch sử khá đặc thù về không gian địa lý như Mỹ Sơn, không hề dễ dàng. Hoạt động dịch vụ du lịch sẽ tăng thêm lợi nhuận khi khách đông, nhưng nếu không được, thì không cố nếu không thực sự cho khách sống đúng nghĩa lưu trú homestay chứ không phải kiểu nhan nhản homestay là phòng ngủ di động từ thành phố về như hiện nay. Nhiều khi không “cố đấm ăn xôi”, lại là hay…

Trung Việt

 

DSVH THẾ GIỚI MỸ SƠN

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

HỌC, LÀM THEO LỜI BÁC

AN TOÀN GIAO THÔNG

XÂY DỰNG ĐẢNG

 

Liên kết website

Thông tin cần biết

LỊCH VẠN NIÊN

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Portal đã đầy đủ chưa?

Đầy đủ dịch vụ - 50%
Chưa đầy đủ - 16.7%
Cần phải bổ sung thêm - 33.3%

Total votes: 6
The voting for this poll has ended on: 11 10 2016 - 00:00

Thống kê truy cập

19838410
Hôm nay
Hôm qua
27
20945