Rắn
lục đuôi đỏ đang trở thành nỗi ám ảnh của người dân khi thời gian gần đây,
nhiều người dân ở các huyện Tiên Phước, Quế Sơn, Núi Thành, Thăng Bình, tỉnh
Quảng Nam và các tỉnh miền Trung liên tục bị rắn lục đuôi đỏ tấn công.
Dư luận trong
nhân dân và dư luận trên mạng xã hội với nhiều đồn đoán, suy diễn lung tung,
tin đồn nhảm nhí, thêu dệt mang màu sắc chính trị, kinh tế và thần linh, càng
khiến cho nhiều người hoang mang, lo lắng. Để tìm lời giải đáp cho sự xuất hiện
của rắn lục đuôi đỏ và liên tiếp tấn công người, chúng tôi đã điều tra, tìm
hiểu các cơ quan chức năng.
Lý
giải về hiện tượng này, một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Tình trạng phá rừng
khiến rắn không còn nơi trú ẩn và thức ăn, chúng có thể vào nhà dân, nơi có
chuột, ếch, côn trùng để tìm kiếm thức ăn và để ẩn nấp”.
Cán bộ
kiểm lâm thì cho rằng, có thể do lượng mưa năm nay thấp hơn trung bình các năm
trước, lại chưa có lũ về đã tạo điều kiện cho loài rắn lục đuôi đỏ sinh sôi
nhiều ở vùng đồng bằng.
Phó
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Đình Hòe, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
cho biết, ngoài biến đổi môi trường thì sự gia tăng cắn người của rắn lục đuôi
đỏ ở các địa phương trên còn do trước đây rộ tin đồn rắn này chữa được ung thư
nên họ bắt, nuôi để bán, sau đó, không có tác dụng nên đã thả ra, từ đó, khiến
chúng sinh sôi nảy nở nhiều.
Một số
chuyên gia khác thì cho rằng, chính môi trường sống xung quanh của khu dân cư,
nhà dân với bụi cây rậm rạp, ẩm ướt cũng có thể là môi trường thuận lợi để cho
rắn lục đuôi đỏ trú ngụ, sinh sôi.
Rắn lục đuôi đỏ là loài cực độc trong họ rắn lục. Trong y khoa, rắn độc thường được chia thành 2 nhóm chính. Nhóm
gây rối loạn đông máu và xuất huyết như họ rắn lục (rắn lục xanh, rắn lục đuôi
đỏ, rắn chàm quạp). Nhóm ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, gây liệt, suy hô
hấp, ngưng thở như họ rắn hổ (rắn hổ mang chúa, hổ đất, cạp nong, cạp nia, hổ
mèo,...).
Rắn lục đuôi đỏ là loài
cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ. Chúng có
chiều dài tối đa khoảng 60 cm và trọng lượng khoảng 300 gram. Tổng chiều dài
con đực 600 mm, con cái dài 810 mm; chiều dài đuôi con đực 120 mm, con cái 130
mm. Trong họ hàng nhà rắn lục thì chỉ có rắn lục đuôi đỏ là loài đẻ con. Chúng
không giống một số loài rắn khác ấp trứng mà sau khi trứng được thụ tinh thì ở
lại ngay trong bụng rắn mẹ và quây thành bào thai riêng biệt như của loài thú.
Trong thời gian ấp trứng, rắn mẹ vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng lúc sinh con
ra là lúc phần bụng chỗ hậu môn sẽ rách ra và toàn bộ số rắn con sẽ chui ra.
Lúc đó cũng là lúc kết thúc cuộc đời rắn mẹ.
Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn phải biết cách sơ cứu. Rắn lục đuôi đỏ có nhiều nọc độc hơn rắn lục thường. Khi bị rắn
cắn, vết thương chảy máu nhiều và sưng rất nhanh. Người bị rắn cắn thường bị
rối loạn đông máu. Nếu không xử trí kịp sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Trong
nọc rắn có hơn 20 thành phần khác nhau, gây ra các hiện tượng tan máu, phù nề,
nhiễm độc thần kinh, liệt hô hấp, trụy tim mạch. Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn
có thể khiến nọc độc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
Khi bị
rắn cắn, nạn nhân và những người xung quanh phải giữ bình tĩnh. Trước tiên cần
giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử. Lưu ý
trong trường hợp này, không cần garô, rạch rộng, hút nọc độc. Đó là bởi vì garô
sẽ làm bệnh nhân dễ hoại tử hơn, rạch rộng sẽ làm chảy máu không cầm được. Chỉ
cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nếu
nạn nhân còn tỉnh táo, nên đưa đến bệnh viện lớn, nơi có sẵn huyết thanh kháng
nọc rắn đặc hiệu vì huyết thanh kháng nọc rắn nên dùng sớm, tốt nhất trong 4
giờ đầu. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê hay yếu liệt nên đưa đến cơ sở
y tế gần nhất.
Đề
phòng bị rắn cắn, cần phát quang bụi rậm quanh nhà,
giữ môi trường, nhà cửa sạch, không nên cho trẻ ngủ dưới nền đất. Khi làm vườn
nên mang ủng và bao tay.
Đi qua bụi rậm cần dùng gậy khua trước.